Thứ Hai | 10/06/2013 02:21

Những chiếc cầu nối "cơm áo" cộng đồng ở châu Á

Sau khi những chiếc cầu nối các vùng miền đi vào hoạt động, người ta chứng kiến sự tăng vọt về thu nhập của người dân lẫn an ninh địa phương.
Tín hiệu kết nối các vùng lãnh thổ châu Á chính là những chiếc cầu lớn chỉ dành riêng cho xe hơi và tàu hỏa, và những loại cầu nhỏ dẫn tới các ngôi làng. Dưới đây là những chiếc cầu kết nối cộng đồng tuyệt vời nhất ở châu Á:
Từ cầu nhỏ giúp trẻ con đi học an toàn tới cầu lớn nối liền các quốc gia và lãnh thổ, cuộc sống đang được nâng tầm dần nhờ những cấu trúc vượt lên trên những thứ hạn chế khả năng kết nối của loài người. Trong ảnh là một chiếc cầu đi bộ bắc ngang sông Kali Gandaki tại rặng núi Annapurnas, Nepal. Annapurna là một phần của dãy Himalaya, nằm ở miền Trung Nepal. Annapurna luôn thu hút khách du lịch bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, làng mạc quanh co dưới chân núi và những cánh đồng hoa Millet phủ kín núi đồi và thung lũng. Annapurna hiện là những đỉnh núi khó chinh phục nhất thế giới, khi mà những người leo lên đến đỉnh có tỉ lệ tử vong lên tới 40%.
Xuyên suốt trong châu Á Thái Bình Dương, các cộng đồng và chính quyền đang nỗ lực hợp tác để kết nối con người với con người, mở rộng giao thông và nối liền các quốc gia bằng đủ loại cầu ở mọi kích cỡ và hình dáng. Trong ảnh là một chiếc cầu treo dạng cong ở bang Kedah, phía bắc Malaysia.
Một chiếc cầu nối liền lãnh thổ Bangladesh do ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là chủ hỗ trợ đầu tư chính trong quá trình xây dựng. Chiếc cầu giúp nối một nửa phía Tây Bangladesh với phần lớn lãnh thổ phía đông của nước này.
Tại Philippines, một chiếc cầu bắc ngang sông Bulatukan, thuộc đảo Mindanao là nhân tố chính giúp cho việc phát triển tình hình kinh tế và an ninh tại khu vực này. Nhờ chiếc cầu này mà người dân bản địa có thể có thêm được nhiều trợ giúp nhanh chóng khi những ngôi làng hẻo lánh bị côn đồ hoặc trộm cắp tấn công.
Đây là một cây cầu nối tỉnh Savannakhet với phần biên giới tiếp giáp Thái Lan, tại nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Sau khi chiếc cầu này đi vào hoạt động năm 2006, đầu tư nước ngoài tại khu vực này đã tăng từ 100 triệu USD trong 7 năm trước lên tổng cộng 422 triệu USD chỉ trong 1 năm.
Ngôi làng có tên Sitio Pulo ở "Thủ đô ngư nghiệp của Philippines" Navotas, là nơi mà nguồn thu của 130 hộ dân chủ yếu đến từ đánh bắt cá. Việc nâng cấp chiếc cầu đi bộ trong ảnh giúp người dân nơi đây trụ vững được trước sức mạnh của thiên nhiên như lụt lội và triều cường vào mùa mưa.
Tại làng Zarangak ở phía Đông Bắc Tajikistan, một chiếc cầu dài 227m giúp 47.000 người dân ở đây hưởng lợi nhờ tính linh động và truyền thông. Những chủ doanh nghiệp ở đây cho hay thu nhập của họ đang tăng nhiều hơn đến 45%.
Đảo Solomon bị tàn phá phần nhiều bởi mưa. Khu đảo này đang có một số thay đổi cấu trúc giao thông nhằm đối phó chống biến đổi khí hậu, giúp điều phối thương mại địa phương và cung cấp nhân lực lao động. Trong ảnh là một chiếc cầu ở làng Maeopua, thuộc đảo Makira.
Các quốc gia biển đảo ở các vùng trũng của Thái Bình Dương thường là những nơi dễ hứng chịu các ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nhất. Hiện tại kinh tế địa phương tại quần đảo Fiji, một quần đảo huyền bí ở Nam Thái Bình Dương với nhiều truyền thuyết ghê rợn về tục ăn thịt người, các cuộc đảo chính, vùng biển xanh biếc, đang đặt niềm tin tuyệt đối vào những thay đổi về nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông trong đối phó với những khắc nghiệt về khí hậu nơi đây.
Ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, một đường cao tốc 4 làn với một nửa là cầu, một nửa là hầm. Đây là một trong những chiếc cầu đa dạng sinh học nhất thế giới, đóng vai trò tích cực trong giao thông và tăng thu nhập cho người nông dân khi bảo vệ thiên nhiên hoang dã ở đây.
Một góc thi công cầu vượt ở ngoại ô Bhutan. Những cây cầu là đường kết nối sống còn cho nhiều cộng đồng dân cư ở đây.

Nguồn ABD/Dân Việt


Sự kiện