Thứ Tư | 13/11/2013 14:54

Thảm họa Philippines và bài phát biểu khiến thế giới chết lặng

"Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?"

Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây.

Trưởng đoàn đàm phán Philiipines tham dự Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lầnthứ 19 (COP 19), ông Yeb Sano đã có bài phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị, kêu gọi hành độngkhẩn cấp để ngăn chặn một cơn bão tàn khốc khác có thể ập tới, giống như siêu bão Haiyan ập vào đấtnước này hồi cuối tuần.

Ông Sano cũng đã bất ngờ nói thêm một lời tuyên bố - vốn không được soạn sẵn trước đó - về việctuyệt thực trong quá trình diễn ra hội nghị cho đến khi đạt được những bước tiến có ý nghĩa. Ôngnói:

"Để đoàn kết với đồng bào tôi, những người đang đấu tranh để tìm thức ăn ở nhà và với emtrai tôi, người chưa ăn gì suốt ba ngày qua, với tất cả lòng kính trọng, thưa ông Chủ tịch, và tôikhông hề có ý không tôn trọng sự hiếu khách tử tế của ông, bây giờ tôi sẽ bắt đầu tình nguyện tuyệtthực vì khí hậu. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ tự nguyện không ăn trong COP này cho đến khi thấy đượcmột kết quả có ý nghĩa.".

 Trưởng đoàn đàm phán Philiipines COP 19 Yeb Sano

Trưởng đoàn đàm phán Philiipines COP 19 YebSano

Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ông Sano tại COP 19:

Thưa Ngài Chủ tịch, tôi vinh dự được phát biểu, thay mặt người dân kiên cường của đất nướcCộng hòa Philippines.

Đầu tiên, người dân Philippines và đoàn đại biểu của chúng tôi có mặt ở đây, tham dự Hộinghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP19) tại Warsaw, xingửi lời cảm ơn từ đáy lòng tới sự đồng cảm của các bạn đối với đất nước chúng tôi trong hoàn cảnhkhó khăn của cả nước hiện nay.

Giữa thảm kịch này, đoàn đại biểu Philippines cảm thấy được an ủi bởi lòng hiếu khách nồngấm của Ba Lan, người dân nước các bạn đã luôn mỉm cười chào đón chúng tôi ở bất cứ nơi đâu. Nhânviên khách sạn, người đi đường, tình nguyện viên và nhân viên ở Sân vận động Quốc gia đều dành chochúng tôi những lời chia sẻ ấm áp. Xin cảm ơn Ba Lan.

Sự chuẩn bị của các bạn cho COP lần này vô cùng tuyệt vời và chúng tôi thực sự trân trọng nỗlực to lớn mà các bạn đã dành cho việc chuẩn bị cho kỳ họp quan trọng này.

Chúng tôi cũng cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn và đồng nghiệp ở trong khán phòng nàyvà từ khắp mọi miền trên thế giới vì các bạn sát cánh bên chúng tôi trong thời khắc khó khăn này.Tôi cảm ơn tất cả các quốc gia và chính phủ đã dành tình đoàn kết và sự hỗ trợ cho Philippines. Tôicảm ơn những người trẻ có mặt ở đây và hàng tỷ bạn trẻ trên khắp thế giới đã trước sau như một, ủnghộ đoàn đại biểu của tôi và dõi theo chúng tôi kiến tạo tương lai của các bạn.

Tôi cảm ơn xã hội dân sự, cả những người đang làm việc ở cơ sở khi chúng ta đang chạy đuavới thời gian ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất lẫn những người đang ở Warsaw hối thúc chúng tavề tính cấp bách và khát vọng. Chúng tôi xúc động sâu sắc trước những hành động đoàn kết đầy nhânvăn này. Sự ủng hộ dạt dào ấy chứng tỏ rằng, là con người, chúng ta đoàn kết; cùng giống loài,chúng ta quan tâm.

Cách đây chưa đầy 11 tháng, ở Doha, phái đoàn tôi đã kêu gọi thế giới…hãy mở to mắt để nhìnthẳng vào thực tế khắc nghiệt mà chúng ta đang phải đối mặt…bởi khi đó chúng tôi đang phải đươngđầu với một cơn bão thảm khốc, thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sửPhilippines.

Bởi vậy, gần một năm sau, chúng tôi không thể tưởng tưởng nổi một tai họa tàn khốc hơn còncó thể xảy ra. Với sự xoay chuyển tàn nhẫn của số mệnh, đất nước tôi đang bị thử thách bởi cơn bãođịa ngục tên là Siêu bão Haiyan mà các chuyên gia mô tả là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhậntrong suốt lịch sử loài người. Nó mạnh đến nỗi nếu có cấp 6 thì nó sẽ rơi trọn vào nhómđó.

Đến thời khắc này, chúng tôi vẫn không thể chắc chắn về toàn bộ mức độ của sự tàn phá vìthông tin được cập nhật một cách nhỏ giọt tới khốn khổ bởi điện và viễn thông đã bị cắt đứt, có thểcòn lâu mới được khôi phục. Đánh giá ban đầu cho thấy Haiyan đã để lại những tổn thất khủng khiếpchưa từng có trong tiền lệ, không thể hình dung nổi và vô cùng tàn khốc, ảnh hưởng tới 2/3Philippines, khiến khoảng một nửa triệu người mất nhà, cảnh tượng gợi nhớ tới hậu quả của sóng thầnđối với vùng đất lớn, lầy lội, đầy bùn, ngập mảnh vỡ vụn và xác người chết.

Theo ước tính từ vệ tinh, Cơ quan Khí tượng và Hải dương quốc gia Hoa Kỳ cũng ước tính rằngHaiyan đã có áp suất tối thiểu khoảng 860 mbar, còn Trung tâm Cảnh báo bão chung ước tính Haiyan cóthể đã đạt tới sức gió 315 km/h và gió giật 378 km/h, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất tronglịch sử hiện đại mà chúng ta từng biết.

Bất chấp những nỗ lực to lớn mà nước tôi đã chuẩn bị để đối đầu với sự tấn công dữ dội củacơn bão quái vật này thì bão cũng quá mạnh, và mặc dù Philippines một quốc gia quen thuộc với bãothì siêu bão Haiyan không giống với bất cứ thứ gì chúng tôi trải qua trước đây, hay có lẽ là khônggiống với điều gì mà bất cứ quốc gia nào từng trải qua.

Hình ảnh sau cơn bão cũng dần dần từng bước chậm chạp trở nên rõ ràng hơn. Sức tàn phá thậtkhủng khiếp. Và như thể điều đó còn chưa đủ, một cơn bão khác đang hình thành trong vùng nước ấm ởbờ tây Thái Dình Dương. Tôi rùng mình khi nghĩ tới một cơn bão khác sẽ tấn công chính những nơi màngười dân thậm chí còn chưa thể gượng sức để đứng dậy nổi.

Với ai vẫn còn phủ nhận thực tế rằng đó là biến đổi khí hậu, tôi xin thách người đó bước rakhỏi tháp ngà của mình, rời khỏi chiếc ghế bành êm ấm.

Tôi thách người đó dám đến các đảo ở Thái Bình Dương, ở Ấn Độ Dương và nhìn mực nước biểnđang dâng lên; đến những vùng đồi núi ở Himalayas và Andes để nhìn các cộng đồng người đang đươngđầu với lũ lụt do băng tan; đến vùng Bắc Cực, nơi các cộng đồng cố bấu víu vào các đỉnh băng đangbị thu hẹp nhanh chóng; đến các vùng đồng bằng rộng lớn, vùng sông Hằng, Amazon, sông Nile, nơisinh kế và sinh mạng con người đang bị nhấn chìm, tới đồi núi vùng Trung Mỹ, nơi đang phải đối mặtvới những cơn bão hung dự tương tự; tới những đồng cỏ khô châu Phi, nơi biến đổi khí hậu cũng đangtrở thành vấn đề sống còn khi thực phẩm và nước trở nên khan hiếm. Cũng xin đừng quên những trậnbão lớn ở Vịnh Mexico và Duyên hải miền đông Bắc Mỹ.

Và nếu như thế vẫn chưa đủ, người đó có lẽ nên đến thăm Philippines luôn bây giờ.

Khoa học đã cho chúng ta thấy một bức tranh đang trở nên rõ ràng hơn nhiều. Báo cáo của Banliên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC về vấn đề này và các sự kiện tàn khốc đã nhấn mạnh nhữngrủi ro đi liền với thay đổi về cấu trúc và tần suất của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Khoahọc cho chúng ta biết rằng thật đơn giản, biến đổi khí hậu sẽ đồng nghĩa với việc có nhiều nhữngcơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Khi Trái đất ấm lên, và các đại dương cũng vậy. Năng lượng trữ trongcác vùng biển ngoài khơi Philippines sẽ tăng cường độ của các cơn bão và xu hướng bão trở nên mạnhhơn - điều mà chúng ta thấy bây giờ - sẽ trở thành chuẩn mới.

Điều đó sẽ có tác động sâu sắc tới nhiều cộng đồng của chúng ta, nhất là những người phảivật lộn với thách thức kép từ khủng hoảng phát triển và khủng hoảng biến đổi khí hậu. Các cơn bãonhư Yolanda (Haiyan) và tác động của nó là lời cảnh tỉnh cho cộng đồng quốc tế rằng chúng ta khôngthể trì hoãn hành động về khí hậu. Warsaw phải mang đến tham vọng mạnh mẽ và cần phải tập hợp ý chíchính trị để giải quyết biến đổi khí hậu.

Tại Doha, chúng ta đã hỏi: "Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì làbao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?" (mượn lời lãnh đạo sinh viên Philippines Ditto Sarmientotrong thời thiết quân luật) - [Ditto Sarmiento, 1950-1977, chống lại chế độ thiết quân luật của cốTổng thống Ferdinand Marcos, bị bỏ tù và chết trong đó - PV]. Những lời ấy có thể đã từng bị bỏngoài tai. Nhưng ở đây, tại Warsaw, chúng ta có lẽ cũng rất cần đặt ra những câu hỏi thẳng thắn ấy."Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở Warsawthì ở đâu?"

Những gì đất nước tôi đang trải qua, kết quả của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sự kiện,thật điên rồ. Khủng hoảng khí hậu là sự điên rồ.

Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây, ở Warsaw.

Đây là Hội nghị các bên lần thứ 19 nhưng chúng ta có lẽ không nên đếm nữa, bởi vì đất nướctôi không chấp nhận việc chúng ta cần đến COP30 hay COP40 mới giải quyết biến đổi khí hậu. Và bởivì mặc dù đã có những thành tựu đáng kể từ khi ra đời Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu,nhưng 20 năm nay chúng ta vẫn không thực hiện được mục tiêu cao nhất của Công ước.

Bây giờ chúng ta đang ở trong tình thế phải tự vấn bản thân: liệu chúng có thể đạt được mụctiêu đặt ra ở Điều 2, tức là ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thốngkhí hậu, hay không? Khi không hoàn thành được mục tiêu của Công ước, chúng ta có lẽ đã phê chuẩncho sự diệt vong của những nước dễ bị tổn thương.

Và nếu chúng ta không hoàn thành được mục tiêu của Công ước, chúng ta phải đối diện với vấnđề mất mát và thiệt hại. Mất mát và thiệt hại từ biến đổi khí hậu là vấn đề thực tiễn hiện nay trêntoàn thế giới. Các mục tiêu giảm phát thải của các nước phát triển đang thấp ở mức nguy hiểm vàphải được nâng lên ngay lập tức, nhưng cho dù họ tuân thủ yêu cầu giảm 40 - 50% xuống dưới mức năm1990, chúng ta vẫn còn đó vấn đề biến đổi khí hậu và vẫn sẽ cần phải giải quyết sự mất mát và thiệthại.

Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng và vấn đề là, kể cả mức giảm thiểu phát thải tham vọngnhất ở các nước phát triển - những nước lẽ ra phải dẫn đầu cuộc chiến biến đổi khí hậu hai thậpniên qua - vẫn sẽ không đủ để đẩy lùi cuộc khủng hoảng.

Bây giờ đã là quá muộn, quá muộn khi nói tới việc thế giới có thể trông chờ Điều 1 để giảiquyết khủng hoảng khí hậu. Chúng ta đã bước vào giai đoạn mới đòi hỏi sự đoàn kết toàn cầu nhằmchiến đấu với biến đổi khí hậu và bảo đảm rằng việc theo đuổi sự phát triển con người bền vững đượcxếp hàng đầu trong các nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Đó là lý do tại sao các phương thức thực thiđiều này ở các nước đang phát triển trở nên quan trọng hơn nhiều.

Chính Maurice Strong - Tổng thư ký của Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển, Hội nghịthượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro 1992 - đã nói rằng "Lịch sử nhắc chúng ta nhớ rằng điềukhông thể diễn ra hôm nay có thể sẽ trở thành điều tất yếu vào ngày mai".

Chúng ta không thể ngồi và nhìn một cách vô vọng vào sự bế tắc về khí hậu quốc tế này. Giờlà lúc hành động. Chúng ta cần có lộ trình khẩn cấp về khí hậu.

Tôi phát biểu thay cho đoàn đại biểu của tôi. Nhưng hơn cả vậy, tôi nói thay cho vô số nhữngngười không còn có thể tự nói cho chính họ vì đã mất mạng trong cơn bão. Tôi cũng nói cho những aimất cha mẹ bởi thảm kịch này. Tôi nói cho những người đang chạy đua với thời gian để cứu người sốngsót và để giảm nhẹ nỗi đau cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Chúng ta có thể hành động quyết liệt bây giờ để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được một tươnglai, khi mà siêu bão trở thành chuyện thường. Bởi vì với tư cách là một quốc gia, chúng tôi khôngchấp nhận một tương lai, khi mà siêu bão kiểu Haiyan trở thành thực tiễn cuộc sống. Chúng tôi khôngchấp nhận việc chạy khỏi bão tố, sơ tán gia đình, chịu đựng sự tàn phá và đau khổ, đếm người chếttrở thành đời thường. Đơn giản là chúng tôi không chấp nhận.

Chúng ta phải thôi gọi những sự kiện như vậy là tai họa tự nhiên. Chẳng tự nhiên chút nàokhi người dân phải tiếp tục vật lộn để xóa nghèo và phát triển để rồi bị quật ngã bởi sự tấn côngdữ dội của một cơn bão mà giờ đây được coi là cơn bão mạnh nhất từng ập vào đất liền. Không tựnhiên chút nào khi khoa học đã cho chúng ta biết sự ấm lên toàn cầu sẽ gây ra nhiều cơn bão mạnhhơn. Không tự nhiên chút nào khi loài người đã thay đổi khí hậu một cách sâu sắc.

Tai họa chẳng bao giờ là tự nhiên. Chúng là sự kết hợp của các yếu tố chứ không chỉ đơnthuần mang tính tự nhiên. Chúng là sự tích tụ của việc liên tiếp vượt qua các ngưỡng kinh tế, xãhội và môi trường. Hầu hết các tai họa đều là kết quả của bất bình đẳng và những người nghèo nhấtthế giới phải chịu rủi ro nhiều nhất vì họ dễ bị tổn thương và vì qua nhiều thập niên phát triểnkhông bình thường mà tôi phải nhấn mạnh rằng nó có liên quan tới kiểu theo đuổi tăng trưởng kinh tếđang thống trị thế giới; đây cũng là kiểu theo đuổi cái gọi là tăng trưởng kinh tế và tiêu dùngkhông bền vững đã làm biến đổi hệ thống khí hậu.

Bây giờ, nếu các vị cho phép, tôi xin nói ở khía cạnh cá nhân hơn.

Siêu bão Haiyan đã đổ vào quê hương tôi và sức tàn phá của nó đã gây choáng váng. Tôi khôngcó từ nào để nói về những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trên các bản tin. Tôi không có từ nào đểmô tả cảm giác của mình về những mất mát và thiệt hại mà chúng tôi chịu từ biến cố lớnnày.

Đến giờ này, tôi đau khổ khi chờ tin về tính mệnh của người thân tôi. Điều tiếp cho tôi thêmsức mạnh và sự an ủi là khi em trai tôi liên lạc được với chúng tôi để báo là cậu đã sống sót sauđợt tấn công dữ dội. Hai ngày qua, cậu đã thu thi thể người bằng đôi bàn tay của mình. Cậu ấy đóivà kiệt sức vì thực phẩm chưa thể đến được với những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chúng tôi kêu gọi COP hãy theo đuổi việc này cho đến khi có kết quả ý nghĩa nhất. Cho đếnkhi đạt được những cam kết vững chắc nhằm đảm bảo việc huy động các nguồn lực cho Quỹ Khí hậu Xanh.Cho đến khi hoàn thành lời hứa thành lập một cơ chế về tổn thất và thiệt hại; cho đến khi đảm bảocó tài chính cho việc áp dụng cơ chế đó; cho đến khi có các lộ trình cụ thể nhằm đạt được con số100 tỷ đô la đã cam kết từ trước; cho đến khi chúng ta nhìn thấy tham vọng thực sự với việc bình ổnkhí nhà kính. Chúng ta phải chi tiêu tiền vào đúng nơi đúng chỗ.

Trong khuôn khổ Công ước khung LHQ về BĐKH, quá trình này được gọi bằng nhiều tên. Nó đượcgọi là một trò hề. Nó được gọi là cuộc tụ họp phát ra lắm khí các-bon của những kẻ nhiều tham vọngnhưng vô dụng. Nó được gọi bằng nhiều cái tên. Nhưng nó cũng có tên Dự án cứu hành tinh. Nó đượcgọi là "cứu ngày mai ngay hôm nay". Chúng ta có thể sửa lại điều này. Chúng ta có thể chấm dứt sựđiên rồ này. Ngay bây giờ. Ngay ở đây, ở giữa sân chơi này.

Tôi kêu gọi các bạn hãy dẫn dắt chúng tôi. Và để Ba Lan mãi được biết đến là nơi chúng tathật sự quan tâm tới việc chấm dứt sự điên rồ ấy. Liệu nhân loại có tận dụng được cơ hội này? Tôivẫn tin chúng ta có thể.

Nguồn Tri thức trẻ


Sự kiện