Quốc gia nào thiệt hại nhiều nhất nếu Trái đất tiếp tục nóng lên?
→Quản lý chất thải rắn: Vấn đề nóng của đô thị Việt Nam
Trung Quốc sẽ thiệt hại ngày càng lớn nếu Trái đất tiếp tục nóng lên
Các nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo những tổn thất về kinh tế do tình trạng hạn hán gây ra với quốc gia này có thể sẽ tăng gấp đôi nếu nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng 1,5 tới 2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences số ra ngày 1/10, các nhà khoa học đã xác định tần suất, khu vực chịu tác động và thời gian xảy ra các đợt hạn hán tại Trung Quốc, để tính toán tổn thất kinh tế tùy theo các mức tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bề mặt Trái đất tăng 1,5 độ C thì tổn thất kinh tế ước tính cao gấp 10 lần so với những thiệt hại do tình trạng hạn hán trong giai đoạn 1986-2005, và cao gấp 3 lần giai đoạn 2006-2015. Nếu nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng thêm 2 độ C, thì những thiệt hại kinh tế có thể cao gấp 2 lần so với tổn thất trong điều kiện nhiệt độ chỉ tăng thêm 1,5 độ C.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nếu có thể giữ mức nhiệt tăng trong khoảng ít hơn hoặc tối đa 1,5 độ C thì nền kinh tế có thể tránh được khoản thiệt hại lên tới hàng chục tỷ USD do tình trạng hạn hán. Vì vậy, nhóm tác giả của nghiên cứu đã kêu gọi các nước nỗ lực hơn nữa để kiềm chế tăng nhiệt bề mặt Trái Đất ở mức 1,5 độ C.
Trong giai đoạn 1949-2017, mỗi năm hạn hán đã ảnh hưởng tới 2.09 triệu km2 đất canh tác tại Trung Quốc, tương đương với 1/6 tổng diện tích đất nông nghiệp của nước này.
Tỷ lệ tổn thất do hạn hán gây ra trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã giảm từ 0,23% trong năm 1986 xuống còn 0,16% trong thời gian từ năm 2006 đến 2015 do GDP của quốc gia này tăng nhanh. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ đảo ngược trong tương lai, với tỷ lệ tổn thất tăng dần theo kịch bản Trái đất tiếp tục nóng lên, dù đã tính đến việc khả năng thích ứng của Trung Quốc cũng được cải thiện.
Giới chuyên gia nói gì?
Theo giới chuyên gia, nếu tốc độ ấm lên hiện nay được duy trì, nhiệt độ Trái đất có thể vượt qua mức tăng 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp vào năm 2060 hoặc 2070.
Giới chuyên gia đưa ra giải thích cho lý do của đợt nóng như thiêu thân này.
Quá trình công nghiệp hóa đã đác động không ít lên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liệu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2.
Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.
Lý do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho trái đất ngày một nóng thêm cũng nằm trong số nguyên nhân này. |
Hầu hết các chuyên gia đều đưa ra nhận định đây là đợt nóng kỷ lục của năm 2018. Đối với một số quốc gia, đây cũng là đợt nắng nóng kỷ lục nhất trong suốt hàng chục năm qua.
Theo Reuters, các quan chức y tế Montreal đã nâng mức phản ứng với nắng nóng từ “cảnh báo” lên “can thiệp” sau khi số lượng cuộc gọi tới dịch vụ cấp cứu và đường dây tư vấn sức khỏe của chính phủ tăng vọt. Người đứng đầu cơ quan y tế công cộng Montreal Mylene Drouin trả lời CBC rằng thành phố đang nỗ lực nhằm không tái diễn lại thảm kịch trong đợt nắng nóng năm 2010, khiến 106 người tử vong.
Người đứng đầu cơ quan y tế công cộng Montreal Mylene Drouin trả lời CBC rằng thành phố đang nỗ lực nhằm không tái diễn lại thảm kịch trong đợt nắng nóng năm 2010, khiến 106 người tử vong.
"Chúng tôi thấy rõ ràng rằng thời tiết vẫn đang khắc nghiệt, số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng lên trong những ngày tới", ông Drouin nói.