Thứ Sáu | 29/11/2013 12:27

'Quận nghệ thuật': Từ câu chuyện dở dang ở Đà Nẵng

Từ 5-6 năm trước thành phố Đà Nẵng đã có ý tưởng hình thành trung tâm nghệ thuật đương đại kiểu như "quận nghệ thuật" tại khu vực từng là làng pháo, làng nước mắm Nam Ô (Hòa Khánh), nhưng kết quả bất thành.
Từ một tai nạn rất đáng tiếc của Zone 9, mở rộng góc nhìn để bao quát hơn vềart zone nói chung.Trong một bài trò chuyện trước đây, nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng cho biết từ 5-6 năm trướcthành phố Đà Nẵng đã có ý tưởng hình thành trung tâm nghệ thuật đương đại kiểu như "quận nghệthuật" tại khu vực từng là làng pháo, làng nước mắm Nam Ô (Hòa Khánh), nhưng kết quả bấtthành.Sự dở dang này cho thấy không phải thành phố nào cũng có thể hình thành được "quận nghệ thuật", nếuthiếu một vài yếu tố cơ bản.
Phải đủ lượng nghệ sĩ
Tác giả Ngô Phương Thảo từng nhận xét trên Soi: "Thông thường những người làm sáng tạo rất ít khingồi với nhau, đơn giản vì cái tôi của họ rất lớn, nhưng Zone 9 là khu có mật độ những người sángtạo trẻ đông nhất Hà Nội. Họ có nhiều khó khăn phải chia sẻ cùng nhau, từ việc thương lượng với chủđầu tư khu để xe an toàn cho khách hàng, cho đến việc "em trổ cửa quá lớn có thể ảnh hưởng đến kiếntrúc của toàn khu", "nhà em có thể nhờ đường nước của nhà anh"…". Nhận xét của Ngô Phương Thảo cho thấy yếu tố quan trọng tiên quyết của một quận nghệ thuật là phảicó đông giới nghệ sĩ sinh hoạt ở đó. Chính vì vậy mà không phải nơi nào cũng có thể hình thành quậnnghệ thuật, nếu như nơi đó không đủ lượng nghệ sĩ đương đại và chưa sản sinh nhu cầu có không gianriêng. Về kiến trúc đô thị, Đà Nẵng có thể đã bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, với nhiều khu tạm bỏhoang, nhưng thành phố này có quá ít nghệ sĩ đương đại sinh sống, nên chưa thể hình thành quận nghệthuật. Những hoạt động nghệ thuật thực thụ ở Đà Nẵng chỉ đếm trên đầu ngón tay mỗi năm, mà đa phầnvẫn tư duy theo mô hình sẵn có, tính chất đương đại rất mờ nhạt. Điều này khác với Huế, nơi có nhiều nghệ sĩ đương đại và vài mô hình đương đại hoạt động rất tốtnhư New Space Arts Foundation; thậm chí khác cả Hội An, nơi có một vài nghệ sĩ quốc tế sinh sống,tuy hoạt động khá khép kín, nhưng mô hình (ví dụ Ami Galerie) của họ luôn được đông đảo người nướcngoài tham dự, lưu truyền trên mạng.Tại Mỹ, các quận nghệ thuật hay các khởi xướng về trường phái, phong trào mới, thường diễn ra tạiNew York, mà không phải Thủ đô Washington, một thành phố hậu công nghiệp lâu đời, cũng do phụ thuộcvào số lượng nghệ sĩ. Ngay Trung Quốc cũng thế, nhiều nghệ sĩ sẵn sàng rời Bắc Kinh lên Côn Minh xaxôi để thành lập các quận nghệ thuật mới, mà không là các thành phố hậu công nghiệp, rõ ràng hơnnhư Hong Kong, Thượng Hải, vì quá đắt đỏ. Và cũng vì tại Côn Minh họ có đông đồng nghiệp xuất thântừ Học viện Nghệ thuật Vân Nam, cùng với sự cấp tiến trong lĩnh vực quản lý văn hóa của chínhquyền.Với các quận nghệ thuật, cơ chế quản lý cởi mở rất quan trọng; nếu phía quản lý "bảo thủ" hoặc muốnsiết chặt, các mô hình này khó mà hiện diện. Kinh nghiệm từ khu 798 (Trung Quốc) và khu GillmanBarracks (Singapore) cho thấy họ đã tận dụng những nơi này để làm thử nghiệm các bài toán về quảnlý. Việc Zone 9 hoạt động xôm tụ trong thời gian qua và đang tiếp tục, có lẽ cũng sinh ra từ phépthử giống như vậy (?). Cho nên, nếu biết nhìn tai nạn ở Zone 9 hay dự án bất thành ở Đà Nẵng nhưmột bài học kinh nghiệm thì việc quản lý sẽ linh hoạt, hiệu quả hơn.5-6 năm trước Đà Nẵng có thể chưa thành công với việc lập trung tâm nghệ thuật đương đại,nhưng biết đâu 10-15 năm nữa, tình thế sẽ thay đổi.
Văn BảyThể thao & Văn hóa Cuối tuần

Nguồn Thể thao Văn hóa


Sự kiện