Phú Lễ - Làng nghề truyền thống giữa thời hiện đại
Nổi tiếng trong giới cầm bút và thường xuyên xách máy ảnh đi khắp nơi, nhờ sự nhiệt thành, tâm huyết, yêu thích sự trải nghiệm, nhóm phóng viên ảnh trẻ được nhắc đến nhiều nhất bằng các chuỗi “ký sự đường dài”, chuyên tìm về những nét truyền thống trăm năm còn gìn giữ. Trên hành trình đi không ngừng nghỉ ấy, mới đây nhất, các phóng viên ảnh này cũng kịp “trình làng” một bộ ảnh với câu chuyện độc đáo về một làng nghề trăm tuổi còn giữ nguyên giá trị cổ xưa, hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại.
Ở độ tuổi ngoài 20, những trải nghiệm của nhóm có thể khiến nhiều người kinh ngạc. Nhóm đi nhiều, điều đó không cần “bàn cãi”. Thế nhưng, trên cả chuyện đi nhiều, ở nhóm phóng viên ảnh này có một sự tìm tòi tỉ mẩn, vô cùng kiên trì để có thể ghi lại những câu chuyện ít người biết bằng hình ảnh với những câu chuyện trăn trở của làng nghề “Làm sao gìn giữ cho được giá trị truyền thống?”.
Mất trọn một ngày đầu tiên để tìm đủ mọi góc chụp cánh đồng lúa chín vàng óng mẩy, nhóm có lý do để chăm chút cho… những bức ảnh ruộng lúa của mình. Bởi lẽ, nếu rượu Làng Vân thanh tao thiên về cánh văn, rượu Bàu Đá nồng nàn của cánh võ, thì mỹ tửu của vùng đất Phú Lễ mang nét hào sảng phóng khoáng, thấm đậm nghĩa tình của người miền Tây Nam Bộ, lại phảng phất nét sang cả của thứ “ngự tửu” tiến vua. Thứ rượu ấy được chắt chiu từ từng hạt nếp mùa Ba Tri óng mẩy - loại nếp mùa ngon thượng hạng, dẻo mềm - của miền đất châu thổ phù sa.
Nếp mùa Ba Tri là một trong những nguyên liệu chính tạo nên rượu Phú Lễ “danh bất hư truyền”. Chọn góc chụp từ trên cao, chàng phóng viên trẻ muốn diễn tả vẻ đẹp như một bức tranh của đồng ruộng. |
Ngoài nguồn nguyên liệu nếp mùa thượng hạng, “ngự tửu” Phú Lễ cho đến thời điểm này vẫn được kháp theo kiểu truyền thống, với bài hồ men bí truyền vài trăm năm, làm nên từ 36 vị thuốc Nam - Bắc.
Mất đến hai ngày, nhóm mới được đích thân nghệ nhân Ba Dân và nghệ nhân Hạ Chí Luông - những người đã dành trọn một đời theo đuổi nghề cha ông - tin tưởng cho trực tiếp quan sát và tỉ mỉ giải thích từng công đoạn mang tính “bí truyền”.
Men được phủ trấu lên bề mặt, ủ bằng chiếu cói rồi phơi khô để lên men. Chọn góc ảnh từ trên cao với ánh sáng vừa phải làm bật lên những viên hồ men được nghệ nhân Ba Dân nặn ủ, bức ảnh đã khiến nhiều người thích thú. |
Hình ảnh bàn tay thô mộc, chân chất đang nâng niu những viên hồ men đã tạo cảm xúc để hình thành một bức ảnh thâm trầm mà tuyệt đẹp |
Hồ men được giã nhuyễn trước khi đem trộn ủ với cơm nếp. Nhóm chia sẻ: “Ngắm những nghệ nhân tỉ mỉ từng thao tác thủ công, chỉ ước những bức ảnh ghi lại nổi tình yêu nghề trong từng khoảnh khắc” |
Giá trị của những bức ảnh không chỉ ở ánh sáng, bố cục, góc độ… mà chính là thần thái, từng động tác mê say của người nghệ nhân yêu nghề và tâm huyết gìn giữ tổ nghiệp |
Công đoạn cực khó trong quá trình cho ra đời loại “ngự tửu” vang danh, theo nghệ nhân Hạ Chí Luông chính là kỹ thuật kháp. Nhóm đã không quên ghi lại khoảnh khắc đẹp, với sự tương phản màu râu tóc bạc phơ của bậc cao niên bên ngọn lửa tràn đầy sức sống.
Khi kháp, muốn sản phẩm ngon, đúng phong vị cần để lửa đều tay và nên đun bằng trấu. Lửa cao quá hoặc thấp quá cũng dễ làm rượu bị “thét”, có khi còn “thất” rượu |
Đằng sau mỗi bức ảnh được ghi lại còn là những chuyện “hậu trường” mà nhóm đã may mắn được chia sẻ từ những nghệ nhân và những người trẻ đang ngày đêm tâm huyết giữ gìn giá trị truyền thống, mong mỏi tạo dựng nên những thương hiệu “làng nghề” trăm tuổi, đại diện cho quốc gia.
Nghệ nhân Ba Dân nhớ lại: “Năm 2005, doanh nhân Anh Thuy đã thành lập “tổ hợp tác”. Công ty và Các nghệ nhân nấu rượu nhiều đời tại làng nghề Phú Lễ ký hợp đồng hợp tác, công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Việc này không chỉ giúp các nghệ nhân giữ được nghề của cha ông, Anh Thuy còn biết cách nâng cao chất lượng và danh tiếng cho “ngự tửu” Phú Lễ”.
Nói về mô hình độc đáo này, anh Trần Anh Thuy chia sẻ: “làng nghề truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại” đã có từ lâu tại những quốc gia phát triển như Pháp, Mỹ, Úc, Nhật… Tôi và nhiều người trẻ tuổi tại đây đã nỗ lực gìn giữ và chuẩn hóa mỹ tửu của vùng đất Phú Lễ suốt nhiều năm qua với mong muốn sản phẩm của làng nghề có thể vươn xa ra mọi tỉnh thành và đến tận nước ngoài”.
Một thành viên chia sẻ: “Nhà máy hiện đại nằm hài hòa ngay giữa làng nghề trăm tuổi là một sự hòa quyện cổ kim đầy xúc động”. Thực tế, cùng với những thay đổi theo thời gian, đã có lúc “ngự tửu” Phú Lễ có nguy cơ mai một. Rất may mắn vào thời điểm ấy vẫn còn những trái tim trẻ trung, đầy nhiệt huyết, quyết không để thất truyền một nghề đã có hàng trăm năm tuổi.
Nhà máy Rượu Phú Lễ nằm hài hòa giữa làng nghề truyền thống |
Cùng với “ngự tửu” trăm tuổi, những giá trị truyền thống khác tại vùng đất này cũng được nâng niu bảo tồn và còn nguyên vẹn nơi làng nghề “bất chấp thời gian”. “Đến lúc thế hệ của chúng tôi không còn, chỉ ước sao làng nghề vẫn ở đấy, dòng “ngự tửu” vẫn vẹn nguyên”, điều ước của những nghệ nhân làng nghề như đọng lại trong từng bức ảnh của các phóng viên trẻ.