Phim "The Great Gatsby" và đại tiệc của giới hàng hiệu xa xỉ
Tiểu thuyết cổ điển của nhà văn Mỹ F Scott Fitgerald, Great Gatsby được chuyển thể thành bộ phim cùng tên với chi phí 125 triệu USD. Đạo diễn người Úc Baz Luhrmann vừa dự lễ ra mắt phim này tại New York ngày thứ Tư vừa qua. Liệu bộ phim có trở thành bom tấn lập kỷ lục phòng vé hay không, chưa ai dám chắc, nhưng có một điều hiển nhiên rằng: bộ phim chiếm được uy tín vang dội trong giới hàng hiệu xa xỉ thế giới.
Thực tế, bộ phim hoành tráng này sử dụng rất nhiều các "đồ linh tinh". Nếu so sánh phục sức trong bộ phim này với các món đồ dùng trong phim Sky Fall về Điệp viên 007 Bond - từ bộ vet Tom Ford đến loại đồ uống coca Zero - Sky Fall bị lép vế hoàn toàn.
Với sự tham gia của nhà thiết kế Catherine Martin, bộ phim dùng đến 40 bộ vet thửa riêng mang hiệu Miu Miu và nhiều mẫu thiết kế đầm cocktail Prada 1920. Hiện tại những chiếc đầm này đang được mang đi triển lãm tại các cửa hàng "tổng hành dinh" của Prada tại New York, Tokyo và Thượng Hải. Triển lãm này dự kiến kéo dài đến hết giữa tháng Sáu. Mỗi chiếc đầm được gắn đầy pha lê, thêu thùa, xêquin, lông và đủ thứ lộng lẫy khác. Hãng trang sức Tiffany & Co đã ra mắt một bộ sưu tập trang sức dành riêng cho bộ phim dựa trên những mẫu thiết kế trong những năm 10920 cửa họ - với những trâm cài, vòng tay, vòng cổ, và dây ngọc trai.
Leo DiCaprio, người thủ vai nhân vật Gatsby trong phim, diện vet hiệu Brooks Brothers. Brook Brother thiết kế riêng 500 bộ đồ tiệc tùng, cùng với 1.700 trang sức cho toàn bộ quá trình tuyển vai và các phần phụ. Ngoài ra phải kể đến các thiết kế hỗ trợ cho trang phục từ hãng Fogal (Thụy Sĩ) và hãng rượu Moët & Chandon. Kết quả là những dòng sản phẩm mới, không chỉ gắn chặt với hình ảnh của mỗi hãng, mà còn đi sát cùng mỗi cảnh trong phim, lại trở thành công cụ marketing hữu hiệu hơn bao giờ hết.
Một mẫu thiết kế trong bộ sưu tập Gatsby của hãng Brooks Brothers. |
Trong khi đó, 30 mẫu trang sức "có gốc gác" từ bộ phim, hiệu Tiffany & Co - cùng xuất hiện trong lễ ra mắt hôm thứ Tư vừa qua - đang thu hút nhiều nhà sưu tập (2 triệu USD là giá cho cả bộ, riêng chiếu trâm cài đầu được dùng trong bộ phim hiện được bán với giá 200.000 USD).
"Có nhiều khách hàng quan tâm đã đăng kí. Chúng tôi đang phát triển một danh sách dài những người này", theo Jon M. King, Phó chủ tịch điều hành Tiffany & Co.
Cố vấn thời trang Lillian Von Stauffenberg, nói "Quảng bá thương hiệu từ các bộ phim đang trở nên khá có tiếng trong những năm gần đây. Đầu tiên, các nhà làm phim đề nghị các thương hiệu cung cấp sản phẩm cần cho quá trình dựng phim, sau đó chính họ cũng tìm kiếm các nguồn đầu tư".
Theo một chuyên gia, các thương hiệu hiện nay đang đầu tư khoảng 25% các dự án phim hấp dẫn, đặc biệt là nếu họ có "chân" liên quan tới lĩnh vực hàng hóa xa xỉ.
"Bằng cách để cho các thương hiệu tham gia với vai trò là phía đầu tư, các bộ phim cũng có được những ảnh hưởng tích cực", theo James Grant, đồng sáng lập Starworks Group, một hãng truyền thông toàn cầu, coi "quản lý thương hiệu 360" là một phần quan trọng trong dịch vụ của hãng này.
Trường hợp của Tiffany & Co là một ví dụ điển hình: Hiện tại hãng này bài trí cửa sổ tại các cửa hàng của mình với hàng tháp xe sâm-banh, dưới nền rải đầy kim cương, kết hợp với sân khấu thu nhỏ có đặt các cột trụ bằng pha lê. Điều này cũng không khác nhiều so với cách các hãng nhắm vào đối tượng thanh thiếu niên và trẻ em, trong các phim từ Disney đến Twilight và The Hunger Games, cũng bán sản phẩm của họ nhờ thông qua thời trang, trang điểm và phong cách phục sức.
Đầm Prada, thiết kế dành riêng cho phim Great Gatsby. |
Đây cũng chính là đối tượng mà bộ phim The Great Gatsby nhắm đến - những đối tượng lớn lên từ những năm 1990 với các phim Nàng Tiên Cá, Vua Sư Tử và Alladdin. "Riêng bộ phim này, nó nhắc đến một thế hệ tuyệt vời trong lịch sử - những năm 1920, theo John King. "Bộ phim chiếu thẳng vào đời sống xa hoa và một thời đại lịch sử đầy hoa mỹ, đồng thời mang những món trang sức Tiffany & Co tới hiện thực".
Trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Fitzgerald, ông từng nhắc đến chi tiết đồ của hiệu Brooks Brothers và của hãng Tiffiny & Co từng được yêu chuộng suốt những năm 1920 trong xã hội New York. Tuy vậy, vẫn tiềm tàng những nguy cơ rủi ro khi một bộ phim được "làm thương hiệu" quá rõ, ông Grant nói. "Tôi không nghĩ người đọc tiếp nhận được hết hiệu quả từ việc quảng bá phim. Nhưng đôi khi việc quảng bá chính tên các thương hiệu trên poster hay TV, có thể hủy hoại quan hệ hợp tác giữa thương hiệu và bên làm phim".
"Nhìn về lịch sử, có rất nhiều bộ phim kết hợp cùng các hãng thời trang lớn, chính yếu tố này làm cho bộ phim trở thành biểu tượng lớn. Khi nhắc đến phim Great Gatsby trước đây do Robert Redford thủ vai chính, tôi nghĩ đến trang phục của hãng Ralph Lauren. Điều này cũng tương tự xảy ra với đồ thiết kế của Givenchy trong phim Breakfast at Tiffany's, hay đồ Donna Karan trong phim Great Expectations (1998)", một chuyên gia nói.
Nguồn FT