Thứ Hai | 30/12/2013 12:38

“Ông vua không ngai” Thành Được – người chuyên gieo rắc khổ đau cho phụ nữ

Ông là một trong vài nghệ sĩ cải lương thành công nhất ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông là nghệ sĩ cải lương đầu tiên tậu xe hơi. Ông dám thuê máy bay từ Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột để hát. Ông được phong là “vua không ngai” ở Sài Gòn.
Ông không chỉ làm khổ bao phụ nữ ái mộ trên đường lưu diễn, mà còn gieo rắc khổ đau cho những tài danh như Út Bạch Lan, Thanh Nga. Ông chính là nghệ sĩ Thành Được.
Bị để ý trong vụ án Thanh Nga

Trong vụ trọng án nữ nghệ sĩ cải lương tài danh Thanh Nga bị bắnchết tại nhà riêng, có một nghệ sĩ cải lương bị đưa vào khả năng có liên quan tới vụ án. Đó là nghệsĩ Thành Được - người từng có thời gian rất "gắn bó" với Thanh Nga. Thành Được từng có một thời sayđắm cô đào tài sắc vẹn toàn Thanh Nga mà không được đáp lại. Ông đã đeo đuổi và dùng cả thế lựcngoài đời để chinh phục cho bằng được Thanh Nga.

Thế nhưng, khi "ván đã đóng thuyền", ông lại mãi mê đuổi theo nhữnghình bóng giai nhân khác - là nguyên nhân làm cho Thanh Nga quyết định rời xa ông để lập gia đình.Như vẫn còn luyến tiếc, Thành Được vẫn đeo đuổi Thanh Nga, ít nhất là trong hoạt động nghệ thuậtcải lương, nhưng luôn bị Thanh Nga lánh mặt, từ chối. Vì vậy mà có những lúc bốc đồng, Thành Đượclỡ lời dọa dẫm Thanh Nga. Đó là nguyên nhân khiến sau này người ta đưa ra khả năng Thành Được giếtThanh Nga vì chuyện cũ. Thế nhưng, tên của Thành Được đã nhanh chóng bị loại khỏi diện nghi ngờ vìkhông có cớ gì ông lại giết người mình yêu, bằng chứng ngoại phạm cũng rất rõ ràng.

Thành Được tên thật là Châu Văn Được, sinh năm 1938 tại huyện KếSách, tỉnh Sóc Trăng, trong một gia đình phú nông. Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột làbầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát. Ông bước lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954trong gánh hát của người cậu. Ông nhanh chóng nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đàonở).

Năm 1958, Thành Được về đoàn Kim Chưởng, sau đó tới đoàn Thanh Minh-Thanh Nga. Bắt đầu từ đây, ông nhanh chóng nổi lên trong làng sân khấu cải lương với biệt danh"ông vua không ngai". Ông là nghệ sĩ cải lương đầu tiên dám tậu xe hơi đời mới. Cũng chính ông làmrùm beng báo chí Sài Gòn khi vì mê coi đá bóng (một đội CLB của Pháp đá với tuyển Sài Gòn trên sânCộng Hòa vào năm 1963) mà không đi theo xe đoàn hát lên Buôn Ma Thuột, đến chiều coi đá bóng xong,ông thuê hẳn chiếc máy bay đưa lên Đăk Lăk cho kịp giờ hát.

Thành Được đoạt giải Thanh Tâm năm 1966 với vai diễn tướng cướpThi Đằng trong vở Tiếng hạc trong trăng. Với chất vọng ngân vang, mang hương vị ngọt hậu, nghe sangtrọng, trí thức, ông đã thành công trong nhiều vở tuồng, như Tùng (Nửa đời hương phấn), Văn (Congái chị Hằng), Diệp Băng Đình (Thuyền ra cửa biển), Điệp (Lan và Điệp)... Hiện ông đang định cư tạiMỹ, sống bằng nghề mở quán ăn mang tên Thành Được.

Đôi tài danh bậc nhất Sài Gòn
Thành Được bắt đầu nổi danh trên sân khấu, cùng lúc bên phía nữcũng xuất hiện một cô đào làm sôi động sân khấu cải lương, đó là "sầu nữ" Út Bạch Lan. Họ đóng cặpvới nhau, nâng nhau lên đỉnh cao nghệ thuật. Khán giả say mê những vai diễn của Thành Được - ÚtBạch Lan qua các vở tuồng: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàngMộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp Thành Bát Đa… Chính cuộc tình thắm đượm nhân nghĩa trên sânkhấu đã xe mối lương duyên để cả hai trở thành đôi uyên ương ngoài đời. Cuộc hôn nhân của ThànhĐược - Út Bạch Lan được cô Bảy Phùng Há đứng chủ hôn. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết cácký giả kịch trường, soạn giả và nghệ sĩ tài danh đều được mời tham dự.

Đầu năm 1962, Út Bạch Lan và Thành Được rời gánh hát của bà KimChưởng để về Đoàn Thanh Minh -Thanh Nga. Cả hai tiếp tục tạo dấu ấn qua các tuồng: Con gái chịHằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộnggiữa hoàng lăng... Là kép hát lừng danh, Thành Được có vô số người hâm mộ nữ, trong đó có không ítmối tình. Người vợ Út Bạch Lan với tấm lòng nhân hậu, bao dung đã cố chịu đựng "cố tật" của chồng.Thậm chí bà còn chấp nhận rước con rơi của chồng về nhà nuôi. Thế nhưng, đến khi bóng dáng của nghệsĩ tài danh Thanh Nga xuất hiện trong cuộc đời Thành Được thì chuyện tình Thành Được - Út Bạch Lanmới thật sự tan vỡ. Dù vậy, cuộc tình Thành Được - Út Bạch Lan đã để lại cho đời nhiều vai diễnhay, nhiều bài ca cổ bất hủ cùng năm tháng.

Thiên thần và... nghệ sĩ

Chúng tôi không dám dùng chữ "thiên thần và ác quỷ", dù thực tế,tấm lòng của "sầu nữ" Út Bạch Lan đối với Thành Được thật phúc hậu, bao dung như thiên thần, dùThành Được mang đến cho bà bao khổ đau. Âu cũng là cái tính trăng hoa của "ông vua không ngai" mộtthời. Theo lời kể của soạn giả Nguyễn Phương, vào năm 1966, Út Bạch Lan có mướn cô gái trẻ tênTrinh phụ giúp làm tuồng cho vợ chồng bà. Một ngày, Út Bạch Lan phát hiện cô gái có chửa, cái bụngngày một phình lớn lên...

Út Bạch Lan hy vọng thủ phạm là anh tài xế riêng của vợ chồng bà.Khi Út Bạch Lan chất vấn, anh tài xế nói nếu cô Trinh nói anh là tác giả cái bào thai đó thì anhvui mừng xin cưới cô Trinh ngay. Nhưng rất tiếc anh tài xế không phải là người ở trong tầm mắt yêuchuộng của cô gái nhan sắc.

Đêm đó, sau vãn hát, Út Bạch Lan chất vấn chồng, Thành Được đànhphải chịu thiệt. Cô gái tên Trinh không được tiếp tục ở lại với đoàn hát, nhưng đứa con của ThànhĐược thì bà Út Bạch Lan nhận về nuôi nấng đàng hoàng. Trong thời gian cuộc sống vợ chồng, bà ÚtBạch Lan (không có khả năng sinh con) còn nhận thêm một đứa con rơi nữa của chồng về nuôi. Sau khichia tay Thành Được, có 2 người phụ nữ khác ở tỉnh lẻ mang con đến trả cho Thành Được, bà Út BạchLan cũng mở lòng nhận về nuôi thay cho người chồng phụ bạc.

"Sầu nữ" Út Bạch Lan đã trải lòng về chuyện này như sau: "Tôi đãnuôi bốn người con rơi của ông ấy, trong đó có 3 đứa khai sinh tên mẹ là tôi. Bốn đứa con là củabốn bà mẹ khác nhau, ở khắp các vùng miền. Lúc sống chung hai đứa, sau khi chia tay hai đứa. Đứađầu là con gái, tên Liên, con của một nghệ sĩ dưới Cần Thơ. Cháu được 3 tuổi thì được mẹ đưa lênvới tôi và nói: "Chị ơi, em vất vả quá không nuôi cháu được. Chị nuôi cháu giùm vì chị cũng chưacon cái gì, nuôi để lấy hên. Khi nào khấm khá, em đến rước cháu về". Đứa thứ hai là Dũng, mẹ cháu ởHuế. Khi lỡ lầm, người mẹ ấy bị gia đình đuổi ra khỏi nhà, bụng mang dạ chửa lặn lội vào Sài Gòn vàđược giới thiệu tìm đến tôi. Tôi nói: "Thôi thì phận đàn bà con gái, em cứ ở lại, chị thuê nhà choem ở để sinh nở và thuê bà vú chăm con cho em".

Đứa thứ 3 tên Sơn, con của một phụ nữ ở Gò Công. Đứa thứ tư tênChâu, hầu như các con đều được mang đến cho tôi khi còn đỏ hỏn. Cách đây ít năm, Sơn được mẹ về bảolãnh sang Mỹ. Lúc ấy, bà chánh án tòa án bảo, công sức nuôi bao năm sao tôi không đòi hỏi tiền nuôidưỡng. Tôi chỉ nói, giờ mẹ con họ được đoàn tụ là tôi thấy mừng cho con và cho người mẹ đó, chứcông lao gì ở đây. Để con gọi mẹ đến suốt đời, đó mới là điều thiêng liêng nhất mà tôi yêu quý,trân trọng".

Qua một vòng đời nghiệt ngã, sau năm 1975, Út Bạch Lan hội ngộ vớiThành Được qua vai vợ chồng ông Bảy Đờn trong vở cải lương "Người ven đô". Khi bước lên sân khấu,Thành Được xúc động nói một câu ngoài kịch bản: "Bà ngồi xuống đi rồi nghe tôi nói, bà sống với tôibao nhiêu năm qua bà chưa được hưởng một ngày hạnh phúc, tôi đã làm khổ bà nhiều quá phải không?".Lúc ấy, bỗng dưng Út Bạch Lan khóc thật, khóc nhiều dù cảnh ấy không có trong kịch bản.

Theo Lao động


Nguồn Lao động


Sự kiện