Ngư dân ở Cam Bình, Bình Thuận. Nguồn ảnh: Quý Hòa
Những lợi ích kinh tế to lớn của việc bảo vệ và khôi phục thế giới sống
Các doanh nghiệp có thể tạo ra 395 triệu việc làm với khoản giá trị lên tới 10.100 tỉ USD vào năm 2030 nếu gia tăng giá trị tự nhiên thay vì làm suy giảm và phá hủy nó.
Đây là phát hiện trung tâm dựa trên một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Báo cáo này nhằm mục đích chứng minh sự liên quan của mất tự nhiên đối với các cuộc thảo luận của hội đồng quản trị về rủi ro, cơ hội và tài chính.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới muốn tập hợp các doanh nghiệp tiến bộ để thúc đẩy hành động chính sách của Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc trong thời gian sắp tới trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học được tổ chức tại Côn Minh, Trung Quốc từ ngày 17-30.5.2021.
Theo báo cáo được công bố hồi tháng 1 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào tự nhiên và các dịch vụ của hoạt động này tạo ra giá trị kinh tế đến 44.000 tỉ USD, con số này chiếm hơn 1/2 GDP của thế giới, đang có nguy cơ gặp rủi ro.
Các nhà khoa học cảnh báo, thiên nhiên đang suy giảm với tốc độ chưa từng thấy. Trong đó, gần một triệu loài phải đối mặt với sự tuyệt chủng vì hoạt động của con người. Các khu rừng nhiệt đới Amazon, các rạn san hô thế giới và các quần xã rừng phương Bắc đều là những điểm có nguy cơ nghiêm trọng không thể đảo ngược với những ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, xã hội và cuộc sống.
Báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết: 80% các loài nằm trong danh sách báo động đang bị đe dọa bởi những áp lực liên quan đến kinh doanh. Các áp lực này có nguồn gốc từ việc sử dụng thực phẩm, đất đai và đại dương; cơ sở hạ tầng và môi trường xây dựng; năng lượng và công nghiệp khai thác.
Các hoạt động này chiếm hơn 1/3 nền kinh tế toàn cầu và cung cấp tới 2/3 tổng số việc làm. Diễn đàn Kinh tế Thế giới tin tưởng rằng, có nhiều thứ để đạt được bằng cách nắm lấy sự thay đổi hiện nay.
Báo cáo cũng xác định 15 lần chuyển đổi mà các lĩnh vực này thực hiện để tạo ra một kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn mất tự nhiên vào năm 2030. Các khuyến nghị kết hợp việc tìm kiếm hiệu quả các mô hình hiện tại với đổi mới hoàn toàn nhằm tạo ra các mô hình mới.
Nguy cơ đối với môi trường
Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính, quản lý và đánh bắt đại dương bền vững hơn sẽ mở ra 40 tỉ USD cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, bao gồm cả việc sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo. Báo cáo cũng nêu rõ, khối lượng đánh bắt tự nhiên có thể tăng 24% vào năm 2030 nếu tất cả nghề cá được quản lý trong giới hạn bền vững. Nhưng nếu không có bất cứ biện pháp nào được thực hiện mức giảm sẽ là 15% về khối lượng dự kiến.
Sử dụng trí thông minh nhân tạo (A.I) để cứu quần thể cá: một chiếc phao được trang bị bộ tiếp sóng theo dõi thu thập dữ liệu đánh bắt cá ngoài khơi Tây Phi. Nguồn ảnh: Green Peace. |
Các lĩnh vực cơ hội khác bao gồm đa dạng hóa chế độ ăn uống giảm sử dụng thịt, công nghệ canh tác thông minh, tân trang và tái chế quần áo, tòa nhà thông minh và hiệu quả năng lượng, giảm rò rỉ nước và kỹ thuật khai thác sử dụng các quy trình loại bỏ hóa chất độc hại và cắt giảm sử dụng nước và khí thải nhà kính.
Bà Eva Zabey, Giám đốc Điều hành Business for Nature, một liên minh kinh doanh nhằm thúc đẩy chính sách mạnh mẽ về bảo vệ thiên nhiên, cho biết thực tế một tổ chức như Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố báo cáo về kinh doanh và tự nhiên là rất quan trọng.
Bà Eva Zabey chia sẻ: “Nói một cách tượng trưng thì đây là bước ngoặt trong việc lồng ghép sự cấp bách xung quanh sự mất mát tự nhiên. Việc Diễn đàn giúp đánh lên hồi chuông cảnh báo mà chúng tôi đang cố gắng làm cho ngày càng to hơn trong những tháng tiếp theo”.
Theo bà Eva Zabey, trong năm qua, sự tham gia của doanh nghiệp vào các vấn đề tự nhiên và đa dạng sinh học đã tăng số mũ lũy thừa theo cấp số nhân. Nguồn ảnh: Enviro News Nigeria. |
Bà Eva Zabey cho biết: “Tôi đã làm việc trong lĩnh vực này 15 năm và rất khó khăn để khiến doanh nghiệp hiểu rằng họ tác động đến tự nhiên và họ cũng dựa vào đó. Tuy nhiên, các công ty bắt đầu hiểu rằng có những rủi ro và cơ hội về hoạt động, uy tín và tài chính”.
Giám đốc kinh doanh và tự nhiên tại Viện lãnh đạo bền vững Cambridge (CISL) - bà Gemma Cranston cũng đồng ý rằng sự thay đổi trong tư duy kinh doanh đang bắt đầu. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu nói nhiều hơn về truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Gemma Cranston cho rằng: “Đại dịch COVID-19 đã cho thấy rõ tác động mà những thất bại thảm khốc có thể gây ra”. Nhưng nhận thức về đa dạng sinh học và tự nhiên chỉ giới hạn ở thiểu số và vẫn còn một số cách để thay đổi khí hậu.
Bà Eva Zabey nghĩ rằng các doanh nghiệp sẽ dễ làm việc hơn với sự biến đổi khí hậu do sự tồn tại của mục tiêu chính trị toàn cầu là giữ nhiệt độ chỉ tăng lên 1,5oC. Liên minh Business for Nature đang kêu gọi một mục tiêu toàn cầu tương tự nhằm mang lại cho khu vực tư nhân sự chắc chắn để đầu tư.
Mặc dù, lĩnh vực kinh doanh vẫn chưa thực sự mở rộng quy mô nên chúng ta cần hành động chính sách để dẫn đến hành động kinh doanh.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố một báo cáo riêng cho các nhà hoạch định chính sách, khuyến khích bảo vệ thiên nhiên như là một phần của gói kích thích COVID-19, như tăng hỗ trợ tài chính cho đổi mới và loại bỏ các khoản trợ cấp gây thiệt hại.
Lợi ích của việc bảo vệ
Động cơ kinh tế cho các nhà hoạch định chính sách hành động là lợi ích của việc bảo vệ ít nhất 30% đất đai trên thế giới và đại dương vượt xa chi phí ít nhất là năm một.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Chiến dịch vì thiên nhiên, tăng cường bảo vệ vùng đất và đại dương thế giới từ 15% và 7% tương ứng, lên 30% cả hai.
Bảo vệ các khu vực tự nhiên sẽ tăng thêm doanh thu cho nông lâm nghiệp, giúp ngăn ngừa biến đổi khí hậu, khủng hoảng nước và mất đa dạng sinh học. Đồng thời, hành động này cũng mang lại lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm nguy cơ bùng phát các dịch bệnh mới như COVID-19. Điều này làm cho nhiều chính phủ hứng thú với việc tăng các chính sách bảo vệ thiên nhiên.
Nghiên cứu cho thấy, để bảo vệ 30% đất đai và đại dương cần một khoản đầu tư hàng năm khoảng 140 tỉ USD vào năm 2030, so với chỉ hơn 24 tỉ USD đang chi tiêu mỗi năm. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh một số nguồn quỹ tiềm năng cho khoản đầu tư này, bao gồm hỗ trợ phát triển chính thức, ngân sách công trong nước, tài trợ khí hậu hướng vào các giải pháp dựa trên tự nhiên, các nguồn quỹ từ thiện và cả việc thay đổi quy định và trợ cấp hướng tới các nước thu nhập thấp và trung bình.
Theo tác giả của báo cáo ông Enric Sala - nhà thám hiểm cư trú tại Hiệp hội Địa lý Quốc gia cho biết, khoản đầu tư này so với lợi ích kinh tế mà các khu vực được bảo vệ mang lại lớn hơn nhiều các khoản đầu tư tài chính đang dành cho các lĩnh vực khác. Nó chỉ chiếm 0,16% GDP toàn cầu và đòi hỏi đầu tư ít hơn so với việc thế giới chi cho các trò chơi video mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm:
► Nỗ lực ngăn chặn biến đổi khí hậu của Apple
Nguồn China Dialogue