Sao Việt lên tiếng kêu gọi “Chấm dứt sử dụng sừng tê”
Cácđại sứ thiện chí của chương trình bao gồm nhạc sĩ Quốc Trung, nhạc sỹ Đỗ Bảo,nhà sản xuất kiêm người dẫn chương trình Anh Tuấn, diễn viên Hồng Ánh và nghệ sỹMinh Trang, Hoa hậu Thu Thủy, ca sĩ Đức Tuấn và ca sỹ Lê Cát Trọng Lý.
Cácnghệ sỹ này cùng ca sỹ Mỹ Tâm, ca sỹ Tùng Dương, diễn viên Johnny Trí Nguyễn, Áhậu Quý bà thế giới Thu Hương, Hoa hậu Thu Thảo, người dẫn chương trình PhanAnh, gôn thủ Trần Lê Duy Nhất sẽ sánh vai với diễn viên Thành Long, ngôi saobóng rổ Yao Ming (Diệu Minh) và nữ diễn viên gốc Việt Maggie Q (Lý Mỹ Kỳ) trongchiến dịch quốc tế được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid (Cứu trợ Hoangdã), African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và Trung tâm CHANGE.
Chiếnlược của chương trình này là tăng cường ý thức của người dân thông qua truyềnthông. Rất nhiều đài truyền hình, đài phát thanh, các báo tin tức, tạp chí vàcác đơn vị truyền thông công cộng trong nước đã cam kết hỗ trợ chiến dịch, đónggóp hơn 21 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD) bằng hình thức hỗ trợ đăng tải miễnphí các thông điệp truyền hình và quảng cáo in có sự xuất hiện của đại sứ thiệnchí kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác nguycấp.
Tạibuổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Tiến sĩ Trương MinhTuấn khẳng định: “Chúng tôi cam kết sẽ hỗtrợ chiến dịch đầy ý nghĩa này thông qua các kênh phương tiện đại chúng để gópphần thay đổi hành vi, bổ trợ kiến thức pháp luật cho người dân về các loài độngvật nguy cấp, đồng thời cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực thực hiện công tác bảo vệnhững loài này vì sự cân bằng của hệ sinh thái Trái Đất”.
Chiếndịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” tập trung vào hai thị trường tiêu thụ sừng têgiác lớn nhất trên thế giới là Việt Nam và Trung Quốc. Giám đốc Điều hành Tổ chứcWildAid, ông Peter Knights cho biết: “Mặcdù hơn 90% lượng sừng tê bán tại Việt Nam thực chất là sừng trâu hoặc các loạisừng khác, nhưng chỉ cần 10% lượng tiêu thụ đã có thể tác động rất lớn đến sự tồnvong của loài vật này lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Người dân cần thấy đượcrằng vấn nạn kinh hoàng này phát sinh từ chính niềm tin hoang đường của mình.”
“Năm 2011, tê giác Java Việt Nam đãchính thức được công bố tuyệt chủng khi cá thể cuối cùng bị bọn thợ săn giết chếtvà cưa sừng”. Tiến sĩ PatrickBergin, Tổng Giám đốc Quỹ Hoang dã Phi Châu nhắc lại. Ông nói thêm: “Chúng tôi mong người Việt sẽ chấm dứt sử dụng sừng tê để bảo đảm rằngcác loài tê giác Phi Châu sẽ không phải hứng chịu thảm cảnh tương tự trước khiquá muộn”.
Nạnsăn bắn tê giác đã tăng kỷ lục với 1.004 cá thể bị giết để lấy sừng được ghi nhậntại Nam Phi trong năm 2013. Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi cho biếtđến hết ngày 26/02/2014 đã có ít nhất 146 tê giác đã bị giết hại, một sự tươngphản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007.
"Sừng tê giác về cơ bản chỉ chứa keratin, mộtloại protein tìm thấy trong móng tay và tóc người. Không có bằng chứng nào chứngminh được chúng có thể chữa khỏi hoặc giúp thuyên giảm các chứng bệnh. Tất cảnhững niềm tin sai lầm đó đã dẫn đến tình trạng thảm sát tê giác trên khắp thểgiới trong những năm gần đây. Dù bạn chỉ mua một mẩu nhỏ sừng tê cũng có nghĩabạn đang trả tiền cho việc giết hại một con vật uy dũng của thiên nhiên hoangdã.", bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm CHANGE khẳng định.
Trongnhững năm tiếp theo, ban tổ chức chiến dịch sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùngcác cơ quan truyền thông, tiến hành các cuộc khảo sát thái độ người dân, tổ chứccác sự kiện và chương trình giáo dục nâng cao năng lực cho cán bộ các cơ quan chứcnăng tại địa phương nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của chiến dịch để có thể đạtđược mục tiêu cuối cùng.