Phố nghề Hàng Bạc giờ vẫn gìn giữ được nghề làm vàng, bạc truyềnthống. Ngoài những nghệ nhân kim hoàn cao tuổi còn có một lớp thợ trẻ kế tiếp là con cháu ở cáclàng nghề kim hoàn truyền thống: Châu Khê (tỉnh Hải Dương), Định Công (Hà Nội), Đồng Sâm (tỉnh TháiBình).
Các cửa hàng vàng, bạc ở phố Hàng Bạc cung cấp cho thị trường nhiềuloại trang sức da dạng như hoa tai, xuyến, nhẫn, vòng, dây chuyền... Từ kỹ thuật cổ truyền, ngườithợ đã sáng tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã, hoa văn mới đáp ứng mọi thị hiếu của người tiêudùng.
Việc chế tác vàng bạc giờ đây đã được hỗ trợ các thiết bị kỹ thuậthiện đại, nhưng hầu hết các nghệ nhân ở phố nghề Hàng Bạc vẫn giữ những kĩ xảo thủ công độc đáo màmáy móc, thiết bị khó bề thay thế. Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo ra những sản phẩmđơn chiếc độc đáo.
|
Một số sản phẩm độc đáo do các nghệ nhân phố Hàng Bạc thiết kế. |
Trên phố Hàng Bạc hiện nay còn có Đình Kim Ngân tại số nhà 42. Đìnhđã được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 15, đầuthế kỷ 16, thờ Hoàng đế Hiên Viên, một nhân vật có tính chất thần thoại được coi là ông tổ của báchnghệ. Đình Kim Ngân không chỉ là "nhân chứng sống" lâu đời, mà còn là địa danh làm ngời nên nétđẹp, nét cổ kính của phố Hàng Bạc
Nghệ nhân Nguyễn Chí Thành - năm nay đã ngoài 60 tuổi - làm nghề từnăm 16 tuổi, hiện là một trong số ít thợ giỏi, có thâm niên của phố nghề này. Bên góc bàn làm việccũ kỹ ở số 83 phố Hàng Bạc, ông kể:" Tổ tiên nhà tôi là người làng Định Công, tôi học nghề từ bốtôi và làm nghề ở phố Hàng Bạc từ nhỏ. Ở phố Hàng Bạc còn một số ít thợ là người ở Láng và ở Lủnhưng thường là thợ hoa.
Còn bây giờ đại bộ phận ở Hàng Bạc là người làng Châu Khê (HảiDương). Còn một ít là ở Đồng Xâm (Thái Bình). Người Châu Khê họ lên Hàng Bạc từ nhiều đời nay. Họtheo ông Thượng Thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín lên Hàng Bạc đúc bạc nén. Rồi đến thời Pháp thuộc người tađến phố để đổi bạc ra tiền giấy hoặc tiền trinh kẽm. Vì thế nên đã có tên là "phố đổi bạc" tiếngPháp là Rue de changeurs".
Theo thời gian, nghề đúc vàng, bạc của phố này không còn, chỉ cònlại nghề kim hoàn chuyên sửa chữa, chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc và chuyên buôn bán đồ trangsức vàng bạc.
Ở Hà Nội còn có nhiều cửa hàng vàng, bạc, nhưng những người sànhsỏi hoặc du khách vẫn muốn đến phố Hàng Bạc để tìm kiếm hoặc đặt làm cho mình loại trang sức hợpý.
|
Đồ nghề làm trang sức
|
|
Một chiếc móc khóa chữ Phúc khá tinh xảo, phải nghệ nhân tay nghề cao mới làmđược.
|
|
Nghệ nhân Nguyễn Chí Thành. Ông đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề.
|
|
Anh Tuấn là con trai ông Thành, nối tiếp nghề truyền thống.
|
|
Một chiếc vòng bạc làm theo đơn đặt hàng của khách.
|
|
Chiếc vòng yêu cầu chế tác rất tinh xảo và phải có tay nghề cao.
|
|
Các sản phẩm trưng bày trên phố Hàng Bạc.
|
|
Phố Hàng Bạc hiện nay.
|
|
Ngoài chế tác kim hoàn, phố Hàng Bạc còn nổi tiếng với thuốc cam.
|
|
Một góc phố Hàng Bạc vẫn còn lưu lại nét xưa của Hà Nội.
|
|
Phố Hàng Bạc nhìn từ đình Kim Ngân.
|
|
Đình Kim Ngân
|
|
Bàn thờ tổ nghề trong đình Kim Ngân.
|