Thị trường nghệ thuật trực tuyến ngày càng hút khách hàng
Năm 2013 con số này là 1,57 tỷ USD. Thị trường này đang thu hút được sự tham gia ngày càng tăng của giới trẻ và khách hàng mới.
Con số trên được đưa ra dựa trên cuộc khảo sát được tiến hành đối với 506 người mua các tác phẩmnghệ thuật trong danh sách của ArtTactic, Twitter và Facebook.
Theo chuyên gia Robert Read, đang làm việc tại Hiscox, những nhà sưu tập trẻ sẽ dễ dàng tìm kiếm vàmua được các tác phẩm nghệ thuật trên các trang mạng trực tuyến đang phát triển nhanh chóng, vớinhiều mức giá khác nhau.
Báo cáo cho biết gần 25% các nhà sưu tập ở độ tuổi từ 20-30 tuổi được hỏi cho hay họ mua các tácphẩm lần đầu tiên qua mạng trực tuyến.
Trong bối cảnh này, năm ngoái, tập đoàn bán lẻ trực tuyến khổng lồ Amazon đã cho khởi động chuyênmục Nghệ thuật và nhà đấu giá trực tuyến eBay cũng lên kế hoạch tạo một chuyên mục để cạnhtranh.
Hiscox nhận định lượng đầu tư tăng mạnh vào các trang như Paddle8, Artsy và Artspace tiếp tục củngcố lòng tin của các nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng dài hạn của lĩnh vực kinh doanh nghệthuật trực tuyến.
Tuy nhiên, Hiscox cho rằng các trang bán đồ nghệ thuật trực tuyến sẽ không "đe dọa" sự "tồn tại"của các phòng trưng bày và nhà bán đấu giá, giống như tác động của Internet đối với lĩnh vực phimảnh truyền thống, sách vở và âm nhạc. Thay vào đó, loại hình kinh doanh này sẽ cung cấp cho kháchhàng thêm một kênh khác để tiếp cận dễ dàng hơn vào các tác phẩm nghệ thuật, đồng thời làm gia tăngnguồn thu cho ngành.
Theo thống kê, năm 2013, giá trị của thị trường nghệ thuật toàn cầu đã tăng 8% đạt 65,9 tỷ USD vàlà mức cao nhất kể từ năm 2007.
Công ty Hiscox nhấn mạnh thương mại điện tử trong kinh doanh tác phẩm nghệ thuật sẽ tồn tại songhành với các loại hình kinh doanh truyền thống. Theo báo cáo của Hiscox, mặc dù 39% số người đượchỏi cho biết mua hàng trực tuyến tiện lợi hơn so với tới các phòng trưng bày và nhà đấu giá, songvẫn có tới 90% số người mua tới các gian trưng bày trước khi tiếp cận các trang web điện tử.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng nhìn trực tiếp các tác phẩm là một điều rất quan trọng, với 82%người được hỏi cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc mua trực tuyến là không thể đánh giá được giátrị tác phẩm.
Rõ ràng, không phải nhà sưu tập nào cũng quan tâm đến việc mua các tác phẩm nghệ thuật qua mạngInternet. Các chuyên gia nghệ thuật nhận định hình thức bán hàng qua mạng vẫn tiềm ẩn rủi ro đốivới khách hàng.
Mặc dù rất quan tâm đến một tác phẩm nhưng họ chỉ được nhìn hình ảnh mà không được tận mắt nhìnthấy. Trong khi đó, khác với các mua bán qua mạng, các phòng triển lãm và nhà đấu giá truyền thốngthường trưng bày các đồ vật trong một khoảng thời gian nhất định trước khi rao bán. Các chuyên giakhẳng định điều này rất quan trọng bởi qua đó, khách hàng có thể ghé phòng trưng bày để nhìn ngắm,đánh giá và thẩm định tính xác thực của sản phẩm.
Một số nhà quan sát nhận định hình thức đấu giá trực tuyến hiện chỉ mới phổ biến đối với nhữngkhách hàng yêu thích sự tiện lợi do công nghệ mang lại và có sự am tường về tác phẩm. Bên cạnh đó,giải pháp kinh doanh này dường như phù hợp với các bức hội họa bậc trung hơn là các tác phẩm củacác danh họa.
Một vấn đề khác đối với việc buôn bán các tác phẩm nghệ thuật là mặt hàng này đang trở thành côngcụ rửa tiền trong thế giới ngầm, ngoài những cách "truyền thống" như thông qua sòng bạc hay tạo hóađơn giao dịch ảo.
Các tác phẩm nghệ thuật được lựa chọn làm phương tiện chuyển tiền vì giá cả không có giới hạn, lạidễ dàng đưa ra khỏi biên giới. Một ưu điểm khác là ngay cả các chuyên gia cũng khó phân biệt đượcđâu là hàng giả, hàng thật./.