Thứ Hai | 12/05/2014 07:18

Sắc màu Hà Lan đương đại

"Điểm hẹn - Nghệ thuật sắc màu Hà Lan" là tên gọi cuộc triển lãm quy mô lớn đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từ 4/5 đến 18/5 về nghệ thuật Hà Lan đương đại.

Với nhiều người Việt Nam, tên tuổi các bậc thầy hội họa người Hà Lan từ thời cổ điển đến hiệnđại đã khá quen thuộc, nhất là các họa sĩ vĩ đại "Thời hoàng kim" của hội họa Hà Lan (thế kỷ XVII)như Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Frans Hals, Carel Fabritius, Paulus Potter, Jan Steen…hay những Vincent van Gogh, Piet Mondrian lừng lẫy.

Tuy nhiên, hội họa hay rộng hơn là nghệ thuậttạo hình, nghệ thuật thị giác đương đại từ xứ sở hoa tulip vẫn còn khá xa lạ với công chúngViệt.

Tranh của nữ họa sĩ Betty Jonker

Như tên gọi, ở "điểm hẹn" đầu tiên là TP.HCM, bên cạnh khoảng 70 tác phẩm của 30 họa sĩ, nhà điêukhắc và nghệ sĩ thị giác thuộc nhiều thế hệ đến từ Hà Lan, Bỉ còn có tranh của các họa sĩ Việt Namở cả hai miền Nam - Bắc, tất cả làm nên một triển lãm khá đa dạng bao gồm tranh hội họa, đồ họanhiều thể loại, sắp đặt, mỹ thuật trang trí… chiếm trọn tầng trệt nhà trưng bày mới của bảotàng.

Đập vào mắt người xem khi bước vào gian triển lãm là một tác phẩm sắp đặt kích thước lớn làm bằngtre Việt Nam tựa một cỗ xe vượt qua không gian - thời gian để nối liền các nghệ sĩ Hà Lan - ViệtNam bằng xúc cảm nghệ thuật bất chấp những khác biệt về thủ pháp, cách tạo hình hay chất liệu làmnên tác phẩm.
Tranh của nữ họa sĩ Angela Bogaard.

Dễ nhận thấy, bên cạnh tranh trừu tượng của các họa sĩ bạn là tranh biểu hình thể hiện những nétđặc trưng của đất nước Hà Lan: những chiếc cối xay gió, hoa uất kim hương, những chú bò sữa…

Tranh của họa sĩ lão thành Jan Peter van Opheusden.

Sáng kiến tổ chức triển lãm đến từ ông Roby Bellemans, một nghệ sĩ đa năng, một nhà tổ chức sự kiệnngười Bỉ nhưng sống và làm việc tại Hà Lan từ nhiều năm nay trong nhiều lĩnh vực: âm nhạc, điệnảnh, bảo tàng, triển lãm mỹ thuật, xuất bản sách (thiếu nhi)…

Trong một chuyến đi thăm Việt Nam năm 2013, ông đã được gặp và trao đổi với một vài người đang làmviệc cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội và ở Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, chính từ đó đã dẫn tớidự án nghệ thuật "Điểm hẹn - Nghệ thuật sắc màu Hà Lan".

Dự án được tiến hành ở cả ba miền Nam - Trung - Bắc của Việt Nam từ ngày 4/5 mà điểm khởi đầu làtại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kế tiếp là tại gallery Bạch Mai ở TP. Đà Nẵng và sẽ kết thúc tại Bảotàng Mỹ thuật Việt Nam tại thủ đô Hà Nội.

Nữ họa sĩ Hetty van der Kloot chuyên sáng tác bằng computer và sau đó in tranh trên các chất liệukhác nhau, trong chuyến đi triển lãm tại Việt Nam, lần đầu tiên bà in tranh trên chất liệu lụatruyền thống của người Việt và bà gọi tác phẩm là những "khúc ca trên lụa" (silk song).

Roby Bellemans cho biết, ông đến Việt Nam lần này trong một "hành trình văn hóa" để "gặp gỡ,trao đổi và làm việc với những nghệ sĩ Việt Nam và những người đang hoạt động trong lĩnh vực vănhóa", những người mà "việc thiết lập mối quan hệ bằng hữu" với họ đối với ông rất mực quantrọng.

Ông mong muốn "sẽ giúp những họa sĩ Việt Nam tạo được mối quan hệ với những họa sĩ ở Hà Lan vànhững nước lân cận", và từ những mối liên hệ như thế các họa sĩ Việt Nam có thể dễ dàng giao dịch,bán tác phẩm nghệ thuật của họ. Ông hy vọng sẽ tổ chức những chuyến du lịch văn hóa, giới thiệu bạnbè châu Âu đến thăm Việt Nam, qua đó họ sẽ tiếp xúc và mua tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam.
Tranh của nữ họa sĩ Antoinnette Brandenburg

Ở triển lãm này, không có thông tin về tác giả và tác phẩm bởi theo ông Roby Bellemans đây làphương pháp giúp công chúng cảm nhận và khám phá nghệ thuật theo tư duy của riêng mình, không bịđóng khung, định hình từ trước bởi tên gọi tác phẩm.

Tuy nhiên, trong suốt những ngày triển lãm, ông Roby Bellemans (cùng trợ lý người Việt) sẽ giúpkhách tham quan có được những cảm nhận tốt nhất về những gì mình được xem cũng như có được thôngtin về tác phẩm bằng cách trao đổi trực tiếp với họ.

Họa sĩ Hoàng Hà Tùng (đeo kính) giới thiệu tác phẩm sơn mài của ông vớicác bạn Hà Lan.

Được biết, ông Roby Bellemans sinh năm 1948 trong một gia đình nghệ sĩ: thân phụ ông là một họa sĩngười Bỉ chuyên vẽ tranh sơn dầu và tranh chân dung; anh trai ông chuyên làm tranh trên kính màu.Người vợ trước của ông cũng là một họa sĩ chuyên làm tranh cắt dán và con trai ông là họa sĩ chuyênvẽ tranh graffiti.

Đồ trang trí mỹ thuật bằng thép của nữ nghệ sĩ Ellen Kuiji.

Nguồn DNSG


Sự kiện