Giải oan cho tranh cổ động
"Tác phẩm cổ động thường bị chỉ trích và bị hiểu lầm. Dân chúng thường dùng từ này để chỉ những gì thấp kém hay thậm chí ti tiện. Nhắc đến nghệ thuật cổ động luôn gợi chút đắng cay." Đó là lời Joseph Goebbels từ năm 1933.
Là Bộ trưởng tuyên truyền trong chính phủ Đức quốc xã, Goebbels đã làm tất cả để gieo nỗi đắng cay cho những ai dám chỉ trích. Nhưng lời của ông ta chẳng sai: con người thường hoài nghi những tác phẩm cổ động, những thứ được tạo ra để buộc ta phải làm theo ý kẻ khác.
Với tranh ảnh, mọi người thường cho rằng cái gì thuộc về nghệ thuật cổ động sẽ không thể trở thành một tác phẩm lớn. Lấy ví dụ như bức poster tuyển quân nổi tiếng của chính phủ Anh hồi đầu Thế chiến thứ nhất. Nó có hình gương mặt nghiêm nghị của Thống chế Kitchener bên trên câu khẩu hiệu 'Đất nước cần anh'. Đây là một bức tranh dễ nhớ và hiệu quả nhưng không có nhiều chất lượng nghệ thuật.
Thông điệp
Dạo qua triển lãm "Nghệ thuật cổ động: Quyền lực và sự thuyết phục" tại Thư viện Anh quốc có thể nhận ra hàng loạt ví dụ của những tác phẩm đã bị pha loãng như thế. Cũng giống như một bức poster tuyển quân chuyển tải mạnh mẽ thông điệp hay tư tưởng chính trị nhưng "yếu ớt" nếu nhìn ở góc độ nghệ thuật. Những bức poster thời chiến, chân dung Hitler hay Mussolini đều cho thấy nghệ thuật đã lệ thuộc vào các ý đồ tẩy não.
Tác phẩm cổ động có thể trở thành nghệ thuật không?
Một bức cổ động do Phòng Chiến sự Hoa Kỳ phát hành năm 1942, mô tả mặt xương phía sau mặt nạ Hitler.
Bức vẽ được tái bản nhiều nhất mọi thời đại - Mao Trạch Đông đứng trên mỏ than An Nguyên, nơi ông chỉ huy cuộc đình công thành công của công nhân An Nguyên trong mùa thu năm 1922. Ở khu mỏ trên, công nhân phải làm việc hơn 15 giờ/ngày.
Thật đáng ngạc nhiên, câu trả lời lại là có. Nhiều người trong chúng ta gắn các tác phẩm cổ động với các chế độ toàn trị như Hitler, Stalin hay Mao Trạch Đông. Catalo của triển lãm tại Thư viện Anh quốc viết: "Nó xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, khi sự phát triển của truyền thông đại chúng tạo mảnh đất màu mỡ cho nó nảy mầm và các cuộc xung đột toàn cầu thúc đẩy nó phát triển".
Nhưng nghệ thuật cổ động đã có từ hàng ngàn năm và hầu hết các tác phẩm cổ đại mà chúng ta trân trọng ngày hôm nay chính là một hình thức nghệ thuật cổ động.
Các bức phù điêu đó chính là định nghĩa về nghệ thuật dù chúng cổ vũ cho các giá trị chính trị của các thành bang Hy Lạp. Dù nó khớp với mô tả của Picasso nhưng sẽ rất ít người coi chúng là thứ "yếu đuối".
Nói cách khác, Tutankhamun đi vào vĩnh cửu không phải vì bản thân ông ta mà do các thợ thủ công bậc thầy của thời xa xưa đã kiến tạo nên hình ảnh một vị hoàng đế vô tiền khoáng hậu. Chiếc mặt nạ Tutankhamun là một bài hùng biện bằng hình ảnh, một dạng nghệ thuật cổ động tuyên truyền.
Tua nhanh tới thế kỷ 20, thời hoàng kim của nghệ thuật tuyên truyền. Vẫn có những tác phẩm tuyên truyền, cổ động được đánh giá cao về nghệ thuật. Trong thời Chiến tranh lạnh, nghệ thuật hiện đại là một vũ khí được chính quyền Mỹ sử dụng.
Năm 1946, Bộ ngoại giao Mỹ chi gần 50.000 USD mua 79 bức tranh của Ben Shahn, Georgia O'Keeffe và những người khác để tổ chức một triển lãm xuyên quốc gia mang tên "Nâng cấp nghệ thuật Mỹ" và khuyến khích tinh thần sáng tác tự do của các nghệ sĩ trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh. Triển lãm này kết thúc ở Praha vào thời điểm mà Tiệp Khắc vẫn còn nằm sau Bức màn sắt (chỉ sự xung đột về hệ tư tưởng cũng như sự phân chia biên giới giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản tại châu Âu sau Thế chiến thứ 2).
Ý đồ phía sau triển lãm này là để bác bỏ quan điểm của phía Liên Xô rằng nghệ thuật Mỹ chỉ là thứ trống rỗng. Ngoài ra còn có các tin đồn rằng CIA đã giúp đỡ phong trào nghệ thuật Trừu tượng Biểu hiện vì lý do tương tự.
Nghệ thuật hiếm khi là biểu hiện không pha trộn của một thiên tài như Picasso. Thường thì nó xuất phát từ ý đồ và yêu cầu của người khác, chẳng hạn các nhà bảo trợ và cũng là các chính khách.
Về sâu thẳm, nghệ thuật tốt đẹp là phương tiện để bộc lộ bản thân nhưng điều đó không có nghĩa là nghệ thuật và tuyên truyền không thể chung một con thuyền. Dù người ta thường đánh giá các tác phẩm tuyên truyền rất khắt khe nhưng không có nghĩa là chúng thấp kém.
Nguồn BBC/Dân Việt