Thứ Ba | 01/10/2013 17:21

Cuộc 'lột xác' của Van Gogh

2 năm sống ở Paris (1886-1888), danh họa Hà Lan Van Gogh đã thay đổi triệt để phong cách nghệ thuật của mình, nhất là cách sử dụng màu sắc.

Triển lãm tranh Van Gogh tại phòng tranh Eykyn Maclean ở London đã làm rõ được thay đổi này.

Chỉ vài năm trước đó, khi sống ở quê hương HàLan, Van Gogh đã vẽ những bức tranh ảm đạm về cuộc sống nông thôn, như những nhân vật gầy hốc háctrong bức tranh (Những người ăn khoai).

Tuy nhiên, thời gian sống ở Pháp, Van Gogh đã cho ra đời những bức tranh có màu sắc rực rỡ, điểnhình là loạt tranh (Hoa hướngdương).

"Sáng sủa đến kinhngạc"

Trong suốt hơn 1 thế kỷ qua, các chuyên gianghệ thuật không ngừng tìm hiểu: Van Gogh của đã trở thành Van Gogh của như thếnào?

Triển lãm nhỏ, nhưng đa dạng, mang tên , vừa được khai mạc tại phòng tranh EykynMaclean ở London, hy vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Triển lãm tập trung vào thời kì 2 năm, 1886 -1888, khi Van Gogh sống cùng anh trai Theo, một nhà buôn nghệ thuật, trong một căn hộ ởParis.

Chủ phòng tranh Eykyn Maclean là NicholasMaclean và Chris Eykyn. 2 người từng làm việc tại hãng đấu giá Christie's. Tại triển lãm, họ trưngbày một số tranh Van Gogh vẽ ở Paris cùng tranh của một số bạn bè và người cùng thờiông.

"Tôi nghĩ đây là thời kỳ then chốt trong lịchsử nghệ thuật và Van Gogh là họa sĩ theo chủ nghĩa biểu hiện vĩ đại nhất trong thời kỳ đó" -Maclean nói.

Tâm điểm của triển lãm là bức chân dung tựhọa mà Van Gogh vẽ ở Paris hồi cuối năm 1886. Lúc đó Van Gogh 33 tuổi, trông ông không hề có biểuhiện gì của căn bệnh tâm thần mắc phải sau này.

Mặc dù thời gian sống ở Paris, Van Gogh luôntrong tình trạng bất an: Không có tiền, đau khổ về chuyện yêu đương và có mối quan hệ căng thẳngvới anh trai, ông vẫn vẽ nhiều bức tranh sáng sủa đến kinh ngạc. Chẳng hạn như những bức tranhtĩnh vật vẽ hoa mà ông cho ra đời năm 1887 và bức tranh màu nước vẽ thành lũy của Paris.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa ấntượng

Tranh của Van Gogh thể hiện rõ sức ảnh hưởngcủa các họa sĩ ấn tượng. Năm 1886, Paris tổ chức triển lãm tranh ấn tượng lần thứ 8 và đây là lầnđầu tiên Van Gogh được chiêm ngưỡng họa phẩm của các họa sĩ nổi tiếng như Claude Monet và CamillePissarro. Triển lãm ở phòng tranh Eykyn Maclean cũng trưng bày tranh của 2 họa sĩ này, trong đó cóbức tranh phong cảnh Monet vẽ năm 1886.

Arles là nơi danh họa sống những năm cuối đời vàsáng tác những bức tranh nổi tiếng như loạt Hoa hướng dương, Chân dung tự họa trước khi tự sát.

Van Gogh cảm thấy gần gũi với thế hệ nghệ sĩtrẻ hơn và ông chịu ảnh hưởng của họ rất rõ. Tại phòng tranh Eykyn Maclean, khách tham quan đượcngắm những bức tranh do bạn bè của Van Gogh vẽ năm 1886 và 1888, trong đó có bức tranh vẽ dòngsông của Paul Signac, tranh phong cảnh của Emil Bernard (ông là một trong số ít người tham dự đámtang của Van Gogh).

Tháng 2/1888, Van Gogh rời Paris tới Arles,miền Nam nước Pháp, với hy vọng tránh được thời tiết ảm đạm của Paris và lấy được cảm hứng sáng tácvới ánh nắng của miền Nam. Tại ngôi nhà mới của mình, Van Gogh viết thư cho anh trai, nói rằng ôngchẳng học hỏi được bất cứ điều gì ở thủ đô Paris.

Nhưng khi xem những bức tranh đầy màu sắc vàsáng tạo của bạn bè ông treo trong triển lãm, cùng những bức tranh in Nhật Bản mà Van Gogh sưutầm thời gian ông sống ở Paris, khách tham quan sẽ nhận thấy rõ thành phố này đã ảnh hưởng tớiphong cách vẽ của ông như thế nào.

"2 năm sống ở Paris là thời điểm then chốt đểtạo nên một Van Gogh sau này" - Maclean khẳng định.

Vincent Van Goghsinh ngày 30/3/1853 ở Zundert, miền Nam Hà Lan. Cha ông là Theodorus Van Gogh, một mục sư và mẹông, Anna Cornelia

- Năm 1880 -1886: Van Gogh quyết định trở thành họa sĩ và học ở Brussels (Bỉ) trước khi chuyển tới Nuenen (HàLan) cùng cha mẹ. Thời kỳ này, ông cho ra đời một số bức tranh ảm đạm về cuộc sống thôn dã.

- Năm 1886 -1888: Van Gogh tới Paris và bắt đầu thử nghiệm vẽ tranh với màu sắc sáng sủa hơn.

- Từ năm 1888 VanGogh chuyển tới Arles, nơi ông cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng nhất, trong đó có loạt tranh hoahướng dương.

- Năm 1889: VanGogh chữa bệnh tâm thần tại một nhà thương điên địa phương. Ông vẫn tiếp tục làm việc, vẽ các bứctranh và bức chân dung tự họa với chiếc tai băngbó.

- Ngày 29/7/1890,ông đã tự sát.

Nguồn Thể thao Văn hóa


Sự kiện