Thứ Hai | 04/08/2014 17:22

Thăm nhà may suit cho mọi quý ông quyền lực

Giống nhiều khách khác, bạn biết đến một tiệm ăn ngon nức tiếng nằm khuất trong hẻm nhỏ qua lời kể của người quen. Nhà may suit hiệu Martin Greenfield là một trường hợp như vậy.
Martin Greenfield Clothiers (MGC) là tên một xưởng may đồ nam nằm khiêm tốn ở thành phố New York, chuyên may đồ suit bằng phương pháp thủ công. Đây là nơi làm việc của hơn 100 công nhân tính ở thời điểm hiện tại.

Tại Mỹ, chỉ có 3% quần áo có xuất xứ "Made in the USA". Hầu hết các công ty Mỹ tiến hành hoạt động sản xuất quần áo ở nước khác do nhân công rẻ hơn và qui trình nhanh hơn. Vậy nên những thương hiệu như Martin Greenfield Clothiers được người Mỹ trân trọng vô cùng.

Ông Martin Greenfield, chủ công ty Martin Greenfield Clothiers, vốn là một người Tiệp Khắc đến làm việc ở xưởng may GGG Clothers từ năm 1947. Công việc ban đầu của Martin Greenfield tại xưởng may là mang đồ may chưa hoàn thiện từ bàn này qua bàn khác. Dần dà, Greenfield được lên chức quản lý, phó chủ tịch và sau cùng ông mua lại cả xưởng may, rồi đổi tên GGG Clothers thành Martin Greenfield Clothiers vào năm 1977.

Khu xưởng 4 tầng tọa lạc ở phía đông khu Williamsburg (Brooklyn, New York) ngày nay vẫn tiếp tục truyền thống may suit bằng tay và đón tiếp những vị khách tên tuổi như tổng thống Barack Obama, Bill Clinton, tỷ phú Michael Bloomberg và tài tử Leonardo DiCaprio.

"Tôi thấy người ta mặc đồ của hãng mình trên toàn cầu. Tôi rất thích chiêm ngưỡng những thành quả đó", ông Martin Greenfield nói.

 1. Tòa nhà hơn 100 tuổi ở phố Varet thuộc phía đông khu Williamsburg (New York) là nơi đặt một xưởng may đồ nam Martin Greenfield Clothiers với khoảng hơn 100 nhân công.
Tòa nhà hơn 100 tuổi ở phố Varet thuộc phía đông khu Williamsburg (New York) là nơi đặt một xưởng may đồ nam Martin Greenfield Clothiers với khoảng hơn 100 nhân công.

2. Thành phố New York trước đây từng là nơi tập trung của hơn 3.000 nhà máy và xưởng may của Mỹ. Tuy vậy, chi phí lao động nhanh hơn và ít tốn kém hơn tại các nước ngoài Mỹ đã khiến các công ty Mỹ đánh đổi mác "Made in the USA".
Thành phố New York trước đây từng là nơi tập trung của hơn 3.000 nhà máy và xưởng may của Mỹ. Tuy vậy, chi phí lao động nhanh hơn và ít tốn kém hơn tại các nước ngoài Mỹ đã khiến các công ty Mỹ đánh đổi mác "Made in the USA".

3. Ngày nay, 97,5% đồ thời trang bán tại Mỹ có xuất xứ từ nước ngoài. Thương hiệu Martin Greenfield Clothiers là một trong những ngoại lệ tại Mỹ - vẫn giữ được truyền thống sản xuất đồ theo những phương thức cũ và sử dụng sức người nhiều hơn sức máy móc.
Ngày nay, 97,5% đồ thời trang bán tại Mỹ có xuất xứ từ nước ngoài. Thương hiệu Martin Greenfield Clothiers là một trong những ngoại lệ tại Mỹ - vẫn giữ được truyền thống sản xuất đồ theo những phương thức cũ và sử dụng sức người nhiều hơn sức máy móc.

4. Ông Martin là chủ xưởng may này. Ông bắt đầu công việc tại xưởng may từ năm 1947 tới nay.
Ông Martin là chủ xưởng may này. Ông bắt đầu công việc tại xưởng may từ năm 1947 tới nay.

5. Mọi bộ suit tại xưởng của Martin được may bằng tay, trải qua 108 công đoạn và mất 16 giờ lao động để may xong. Trong ảnh, một nhân công đang thùa khuyết, trong khi những người khác đang  khâu ống tay áo khoác.
Mọi bộ suit tại xưởng của Martin được may bằng tay, trải qua 108 công đoạn và mất 16 giờ lao động để may xong. Trong ảnh, một nhân công đang thùa khuyết, trong khi những người khác đang khâu ống tay áo khoác.

6. Ông Tod Greenfield (phải) là con trai của ông Martin, đồng thời là đồng sở hữu xưởng MGC. Ông cho biết mỗi người trong số 120 nhân công tại xưởng thường đảm nhận cùng 1 lúc rất nhiều việc.
Ông Tod Greenfield (phải) là con trai của ông Martin, đồng thời là đồng sở hữu xưởng MGC. Ông cho biết mỗi người trong số 120 nhân công tại xưởng thường đảm nhận cùng 1 lúc rất nhiều việc.

7. Một công nhân đang ép vải may áo khoác jacket. Ở hầu hết các cơ sở sản xuất hàng loạt, bộ suit thường chỉ được là lượt sau khi chúng được may xong. Tuy vậy, ở MGC, suit thường được ép vào nếp ngay từ những công đoạn đầu tiên.
Một công nhân đang ép vải may áo khoác jacket. Ở hầu hết các cơ sở sản xuất hàng loạt, bộ suit thường chỉ được là lượt sau khi chúng được may xong. Tuy vậy, ở MGC, suit thường được ép vào nếp ngay từ những công đoạn đầu tiên.

8. Bà Celeste cho biết bà làm việc tại đây khoảng 22 năm trước. Lúc đó bà làm đủ thứ việc tại xưởng. Hiện tại, bà Celeste chỉ có nhiệm vụ kiểm tra mọi chiếc áo jacket trước khi chúng rời xưởng tới các cửa hàng may đo.
Bà Celeste cho biết bà làm việc tại đây khoảng 22 năm trước. Lúc đó bà làm đủ thứ việc tại xưởng. Hiện tại, bà Celeste chỉ có nhiệm vụ kiểm tra mọi chiếc áo jacket trước khi chúng rời xưởng tới các cửa hàng may đo.

9. Hãng MGC có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách dùng máy may thay vì dùng tay. Tuy vậy, làm thế sẽ vi phạm quy tắc may một bộ đồ suit may đo (bespoke - hàng may đo theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc hàng đặt làm riêng).
Hãng MGC có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách dùng máy may thay vì dùng tay. Tuy vậy, làm thế sẽ vi phạm quy tắc may một bộ đồ suit may đo (bespoke - hàng may đo theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc hàng đặt làm riêng).

11. Xưởng may nhà Martin có thể sản xuất rất nhiều loại suit khác nhau bởi họ không cần phải lập trình lại bộ máy cho mỗi bộ suit khác nhau về kích cỡ và kiểu dáng.
Xưởng may nhà Martin có thể sản xuất rất nhiều loại suit khác nhau bởi họ không cần phải lập trình lại bộ máy cho mỗi bộ suit khác nhau về kích cỡ và kiểu dáng.

12. Mỗi bộ suit tại đây là một món hàng chất lượng cao, nên giá trung bình một bộ suit vào khoảng 2.500 USD. Gia đình nhà Martin không hề đầu tư vào việc quảng cáo bởi hoạt động này dễ đẩy giá suit tăng cao. Thay vì bỏ tiền mua quảng cáo, suit của nhà may Martin thường được biết đến qua hình thức truyền miệng - điều này giống như kiểu bạn biết được một tiệm ăn ngon nức tiếng nằm trong hẻm nhỏ do nghe bạn mình kể chuyện.
Mỗi bộ suit tại đây là một món hàng chất lượng cao, nên giá trung bình một bộ suit vào khoảng 2.500 USD. Gia đình nhà Martin không hề đầu tư vào việc quảng cáo bởi hoạt động này dễ đẩy giá suit tăng cao. Thay vì bỏ tiền mua quảng cáo, suit của nhà may Martin thường được biết đến qua hình thức truyền miệng - điều này giống như kiểu bạn biết được một tiệm ăn ngon nức tiếng nằm trong hẻm nhỏ do nghe bạn mình kể chuyện.

13. "Đa phần người ta may quần áo vì lợi nhuận. Nhưng nếu quần áo được may ở một nơi có giá rẻ hơn đến 3%, thì khách hàng sẽ đổ về chỗ rẻ hơn 3% đó. Tuy vậy, đó không phải là động lực của chúng tôi. Nghề may quần áo là thứ ăn vào máu cha tôi", ông Tod, con trai Martin Greenfield cho biết.
"Đa phần người ta may quần áo vì lợi nhuận. Nhưng nếu quần áo được may ở một nơi có giá rẻ hơn đến 3%, thì khách hàng sẽ đổ về chỗ rẻ hơn 3% đó. Tuy vậy, đó không phải là động lực của chúng tôi. Nghề may quần áo là thứ ăn vào máu cha tôi", ông Tod, con trai Martin Greenfield cho biết.

14.Từ hồi 15 tuổi, ông Martin Greenfield cùng cha mình, hai chị em gái và anh trai rời quê hương Tiệp Khắc. Họ bị gửi tới trại tập trung Auschwitz, nơi ông Martin Greenfield đảm nhận việc giặt đồ và sửa áo cho các binh sĩ. Sau khi được giải phóng khỏi trại Auschwitz năm 1945, ông đến Mỹ và làm việc tại xưởng GGG Clothes. 30 năm sau, Martin Greenfield trở thành chủ của chính xưởng may này.
Từ 15 tuổi, ông Martin Greenfield cùng cha mình, hai chị em gái và anh trai rời quê hương Tiệp Khắc. Họ bị gửi tới trại tập trung Auschwitz, nơi ông Martin Greenfield đảm nhận việc giặt đồ và sửa áo cho các binh sĩ. Sau khi được giải phóng khỏi trại Auschwitz năm 1945, ông đến Mỹ và làm việc tại xưởng GGG Clothes. 30 năm sau, Martin Greenfield trở thành chủ của chính xưởng may này.

15. Ở tuổi 86, ông Martin đến công xưởng 6 ngày một tuần, trực tiếp làm các công đoạn kiểm tra, ép vải và thúc việc tại xưởng. "Tôi yêu công việc của mình ở đây. Tôi từng mất đi 1 gia đình, nhưng đây thực sự là gia đình khác của tôi", ông Martin nói.
Ở tuổi 86, ông Martin đến công xưởng 6 ngày một tuần, trực tiếp làm các công đoạn kiểm tra, ép vải và thúc việc tại xưởng. "Tôi yêu công việc của mình ở đây. Tôi từng mất đi 1 gia đình, nhưng đây thực sự là gia đình khác của tôi", ông Martin nói.

16. Xưởng MGC từng đón tiếp 5 vị tổng thống của nước Mỹ, nhiều  nhân vật nổi tiếng như Frank Sinatra, Paul Newman, Michael Jackson, James Spader, và Leonardo DiCaprio. Tất cả đều yêu thích đồ suit hiệu Martin Greenfield.
Xưởng MGC từng đón tiếp 5 vị tổng thống của nước Mỹ, nhiều nhân vật nổi tiếng như Frank Sinatra, Paul Newman, Michael Jackson, James Spader, và Leonardo DiCaprio. Tất cả đều yêu thích đồ suit hiệu Martin Greenfield.

17. Bức tường gỗ ép trong văn phòng của ông Martin, treo ảnh chụp và thư từ của các khách hàng nổi tiếng dành cho thương hiệu Martin Greenfield. Thị trưởng Michael Bloomberg đến thăm riêng ông trong lễ sinh nhật lần thứ 80.
Bức tường gỗ ép trong văn phòng của ông Martin, treo ảnh chụp và thư từ của các khách hàng nổi tiếng dành cho thương hiệu Martin Greenfield. Thị trưởng Michael Bloomberg từng đến thăm riêng ông Martin trong lễ sinh nhật lần thứ 80.

18. Martin Greenfield là nguồn cung cấp hàng cho các thương hiệu thời trang hàng đầu như Band of Outsiders, Rag & Bones, Freemans Sporting Club và Brooks Brothers.
Martin Greenfield là nguồn cung cấp hàng cho các thương hiệu thời trang hàng đầu như Band of Outsiders, Rag & Bones, Freemans Sporting Club và Brooks Brothers.

19. Bí quyết gì giúp một công ty trụ vững, nổi tiếng và trả lương cao cho nhân công - dựa trên những phương thức kinh doanh đã tuyệt chủng? Ông Tod cho rằng thành công của họ nhờ vào nhu cầu mới hồi sinh gần đây của một bộ phận người tiêu dùng thông thái - những người luôn muốn hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ của món đồ họ tiêu dùng, dù đó là thực phẩm, đồ uống hay chỉ là một chiếc áo suit.
Bí quyết gì giúp một công ty trụ vững, nổi tiếng và trả lương cao cho nhân công dù công ty đó kinh doanh dựa trên những phương thức cổ lỗ sĩ? Ông Tod cho rằng thành công của họ nhờ vào nhu cầu mới hồi sinh gần đây của một bộ phận người tiêu dùng thông thái - những người luôn muốn hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ của món đồ họ tiêu dùng, dù đó là thực phẩm, đồ uống hay chỉ là một chiếc áo suit.

20. "20 năm trước, không khách hàng nào biết mấy bộ suit do ai may hay người ta may suit như thế nào. Họ mua suit và biết suit thông qua các loại quảng cáo. Tuy vậy, ngày nay, sẽ luôn có khách hàng đặt ra câu hỏi "cái gì khiến bộ suit này đặc biệt thế?", ông Tod nói.
"20 năm trước, không khách hàng nào biết mấy bộ suit do ai may hay người ta may suit như thế nào. Họ mua suit và biết suit thông qua các loại quảng cáo. Tuy vậy, ngày nay, sẽ luôn có khách hàng đặt ra câu hỏi "cái gì khiến bộ suit này đặc biệt thế?", ông Tod nói.

Nguồn GAFIN, Business Insider/DVO


Sự kiện