Theo đánh giá của JLL, ở hầu hết các thị trường, tâm lý vẫn mạnh mẽ và bất chấp tác động liên tục của lạm phát giá cả.

 
Ngọc Thủy Thứ Hai | 29/01/2024 17:46

Tòa nhà bền vững: Xu hướng mới

Chi phí để thi công thiết kế mặt bằng ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục tăng, do lạm phát hay vì lý do gì?.

Theo Hướng dẫn chi phí thi công thiết kế mặt bằng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023/2024 của nhà tư vấn bất động sản toàn cầu JLL, chi phí trung bình cho thi công thiết kế mặt bằng trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái với chi phí hoàn thiện trung bình trên mỗi m2 tăng lên đến 1.161 USD, từ mức 1.159 USD của năm ngoái.

Tokyo vượt Sydney về chi phí thi công thiết kế

Trong đó, Tokyo đã trở thành thành phố đắt đỏ nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chi phí thi công thiết kế mặt bằng với mức 2.071 USD/m2. Áp lực lạm phát đang tác động đến các quy trình kinh doanh của dự án. Nhưng mặc cho giá xây dựng tính theo đồng nội tệ đã tăng 20%, niềm tin của giới đầu tư vào thị trường vẫn còn và xu hướng ở Nhật là chuyển quan tâm tới những công trình chất lượng.

Xếp sau Tokyo là Úc với các thành phố như Sydney (1.929 USD), Canberra (1.926 USD), Adelaide (1.897 USD) và Melbourne (1.868 USD).

 

Ở những trường hợp ngoại lệ như Trung Quốc và Việt Nam thì theo JLL, giá xây dựng phần lớn không thay đổi do niềm tin của khách hàng suy yếu, khiến tình trạng cạnh tranh công việc ở những địa điểm này ngày càng gia tăng. Chẳng hạn, kể từ khi từ bỏ chiến lược “không COVID”, Trung Quốc không còn chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu tích trữ, vốn phổ biến ở các thị trường khác sau đại dịch.

Ông Martin Hinge, Giám đốc điều hành, Dịch vụ Phát triển Dự án, JLL châu Á - Thái Bình Dương quan sát thấy, “Lạm phát ở các thị trường châu Á - Thái Bình Dương, đang trở lại mức bình thường như dự báo, nhưng vẫn còn một số thách thức nhất định trong chuỗi cung ứng đối với các hạng mục cơ khí, kỹ thuật và hệ thống ống nước, công nghệ thông tin và hình ảnh âm thanh”.

JLL dự đoán, các yếu tố như quy trình sản xuất hàng hóa, chi phí năng lượng và tăng lương sẽ tiếp tục tác động đến việc định giá và dẫn đến sự chậm trễ đối với một số công trình thi công thiết kế mặt bằng. Ông Martin Hinge còn nhận thấy, sự biến động đáng kể về tỷ giá hối đoái suốt 12 tháng qua, trong một số trường hợp, đã làm giảm giá đấu thầu bằng nội tệ, dẫn đến tình trạng khó lường đối với một số mặt hàng nhập khẩu vào châu Á - Thái Bình Dương.

Về mặt chuỗi cung ứng, theo JLL, 2/3 số công ty dẫn đầu thị trường châu Á - Thái Bình Dương đều nêu ra những hạn chế trong giao dịch cơ khí và điện (M&E), CNTT, âm thanh hình ảnh (AV) và bảo mật. Dù vậy, JLL có niềm tin, điều này sẽ cải thiện trong 12 tháng tới khi chuỗi cung ứng tiếp tục thích ứng, và ở một số thị trường, nhu cầu đã yếu đi.

Chú ý đến phân khúc tòa nhà bền vững

Theo đánh giá của JLL, ở hầu hết các thị trường, tâm lý vẫn mạnh mẽ và bất chấp tác động liên tục của lạm phát giá cả. Bởi xu hướng đầu tư là quan tâm đến chất lượng cũng như  chú ý đến việc cân bằng giữa thu hút nhân sự đến văn phòng với thiết kế và duy trì không gian làm việc kết hợp, lấy con người làm trung tâm. Các cân nhắc sẽ bao gồm không gian giữ chân nhân tài, đáp ứng nguyện vọng ESG và cung cấp các nhu cầu của nhân viên cũng như sự đa dạng của các hoạt động trong ngày làm việc.

Việc cho thuê văn phòng trong các tòa nhà bền vững đang trở thành xu hướng. Theo một cuộc khảo sát của JLL với 240 nhà lãnh đạo trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cứ hai người thì có một người cho rằng việc thi công thiết kế mặt bằng bền vững là yếu tố ưu tiên trong vòng 3 năm tới. Điều này khẳng định rằng tính bền vững hiện là động lực chính trong cách người thuê mua, trang bị nội thất và quản lý tài sản của mình. Và các chủ đầu tư cần sẵn sàng tiêu tốn chi phí hơn cho vật liệu hoặc thiết bị của tòa nhà bền vững nhưng bù lại, những vật liệu này có xếp hạng năng lượng tốt hơn hoặc tuổi thọ dài hơn, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền về lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Hai xu hướng định hình ngành bất động sản khu công nghiệp