Hơn 2.000 phụ nữ cao tuổi Thụy Sĩ phản đối chính phủ không có biện pháp mạnh nhằm giảm thiếu biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters.

 
Hoàng Huyền Thứ Ba | 16/04/2024 11:30

Phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu về biến đổi khí hậu

Tòa án Nhân quyền châu Âu đưa ra phán quyết đến các quốc gia nhằm thực hiện các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ quyền con người.

Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đã đưa ra phán quyết ủng hộ hơn 2.000 phụ nữ cao tuổi ở Thụy Sĩ, những người này đã phản đối rằng chính phủ không có biện pháp đủ mạnh để bảo vệ họ khỏi tác động ngày càng tăng của các đợt nắng nóng do biến đổi khí hậu.

Quyết định này được xem là một bước ngoặt quan trọng, mở ra hướng dẫn cho các vụ kiện về khí hậu khác dựa trên cơ sở nhân quyền và có thể ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ trong khu vực châu Âu.

Tòa án Nhân quyền châu Âu đã đưa ra phán quyết rằng chính phủ Thụy Sĩ không tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến quyền đời sống riêng tư và gia đình cũng như các cam kết theo công ước về biến đổi khí hậu. Quyết định này yêu cầu Thụy Sĩ phải sửa đổi chính sách khí hậu, bao gồm việc nâng cao các mục tiêu giảm phát thải trong thời gian ngắn để phù hợp với mục tiêu của Thỏa thuận Paris.

Bà Vesselina Newman, tại công ty luật môi trường ClientEarth cho biết, phán quyết này không chỉ mang thắng lợi cho các nguyên đơn mà còn là một bước tiến quan trọng cho những ai đang tìm cách thúc đẩy trách nhiệm của chính phủ trong việc đối phó với khí hậu thông qua hệ thống pháp luật.

Phán quyết từ Tòa án Nhân quyền châu Âu đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các chính phủ trên toàn cầu, họ cần thực hiện các biện pháp cụ thể và hiệu quả để giảm lượng khí thải và bảo vệ quyền lợi của công dân. Bà cho rằng, đây cũng chính là phán quyết đầu tiên của châu Âu liên quan đến các kiện tụng về khí hậu. Các quốc gia ký kết sẽ phải đảm bảo rằng hành động của họ trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu là đủ để bảo vệ quyền con người.

Trong khi đó, Bộ Tư pháp Thụy Sĩ chưa đưa ra quan điểm nào, và Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd đã nêu rõ rằng, cần phải xem xét kỹ lưỡng quyết định của ECHR, đồng thời khẳng định rằng chính sách khí hậu là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ.

Ông Joie Chowdhury, Luật sư cấp cao tại Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế (CIEL), nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng nhân quyền và các quốc gia phải hành động khẩn cấp, hiệu quả và phù hợp với biện pháp khoa học tốt nhất để ngăn chặn sự tàn phá và gây tổn hại cho con người và môi trường.

Những phán quyết này không chỉ dành cho một quốc gia duy nhất mà còn đặt ra tiền lệ cho các quốc gia khác, buộc các nhà lãnh đạo phải xem xét lại các chính sách khí hậu của mình, Johan Rockström, Nhà khoa học Trái đất và Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Postdam PIK, nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Tháp tuabin gỗ cho năng lượng gió trở nên xanh hơn