Hơn 5 tỉ người có thể bị thiếu nước vào năm 2050 do biến đổi khí hậu, nhu cầu gia tăng và nguồn cung bị ô nhiễm. Ảnh: Reuters.
Hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực thiếu nước sạch vào năm 2050
Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 4 tỉ người bị thiếu nước trầm trọng trong ít nhất 1 tháng mỗi năm và khoảng 1,6 tỉ người (gần 1/4 dân số thế giới) gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn cung cấp nước sạch và an toàn.
Cơ quan này cho biết: Tình trạng khan hiếm nước đang gia tăng và hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực bị thiếu nước sạch vào năm 2050.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Hệ thống Tài nguyên Nước Mô hình Hệ thống Toàn cầu Tích hợp của MIT để đánh giá các nguồn nước và nhu cầu trên toàn thế giới. Công cụ mô hình hóa cũng cho phép các nhà nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và kinh tế xã hội đối với tình trạng “căng thẳng” về nước.
Nghiên cứu cho thấy dân số và tăng trưởng kinh tế là các yếu tố kinh tế xã hội chịu trách nhiệm lớn nhất cho việc gia tăng “căng thẳng” về nước, khiến thế giới có 1,8 tỉ người bị rời vào cảnh sống trong các khu vực thiếu nước sạch. Trong số những người bổ sung này, 80% sẽ sống ở các nước đang phát triển.
Mặt khác, biến đổi khí hậu sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến nguồn nước sẵn có ở các quốc gia phát triển. 37 quốc gia phải đối mặt với mức độ căng thẳng về nước “cực kỳ cao”, sử dụng hơn 80% nguồn cung cấp nước sẵn có của họ mỗi năm.
Nhân sự kiện The World Water Day của Liên Hợp Quốc ngày 22.3, các nhiếp ảnh gia của Reuters đã sử dụng máy bay không người lái để ghi lại những bức ảnh và video ấn tượng về các dòng nước bị ô nhiễm trên khắp thế giới.
Rio Tiete ở thành phố Sao Paulo, Brazil chảy như một cống thoát nước rộng lớn, là một trong những nơi ô nhiễm nhất quốc gia này. Hơn 100 km sông được coi là đã chết hoặc quá ô nhiễm đối với hầu hết các sinh vật biển. Ảnh: Reuters. |
Trong bức ảnh trên, một chiếc ghế sofa bỏ đi nằm bên dòng sông Tiete, ở thành phố lớn nhất Brazil Sao Paulo, nơi có hàng trăm tấn nước thải và chất thải chưa qua xử lý được xả thải mỗi ngày.
Chính phủ đã cam kết làm sạch sông Citarum, được coi là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới và làm cho nước ở đó có thể uống được vào năm 2025. Ảnh: Reuters. |
Một bức ảnh khác cho thấy rác thải sinh hoạt làm tắc nghẽn sông Citarum ở Bandung, Indonesia và nước thải chảy vào sông Euphrates ở Najaf, Iraq.
Tiến sĩ Julia Brown - nhà địa lý chuyên về môi trường và phát triển tại Đại học Portsmouth, cho biết: Nhiều quốc gia có nền nông nghiệp và công nghiệp sử dụng nhiều nước đang thiếu nước uống an toàn.
Năm 1969, sông Cuyahoga ở Akron, Ohio, bốc cháy do ô nhiễm, khiến Quốc hội Mỹ phải thông qua đạo luật về nước sạch. Ảnh: Reuters. |
"Khi chúng ta mua sản phẩm và thực phẩm và quần áo, không phải lúc nào chúng ta cũng đánh giá cao việc mình đang thực sự nhập khẩu nước của người khác”, bà Julia Brown nhận định.
Trong khi việc mở rộng khả năng tiếp cận nước là rất quan trọng, việc duy trì khả năng tiếp cận đó ở một số vùng nghèo nhất trên thế giới thường bị bỏ qua.
Hồ Baikal ở vùng Irkutsk, Nga vẫn là một trong những hồ chứa nước ngọt sạch nhất thế giới. Ảnh: Reuters. |
Trong bức ảnh trên, ô nhiễm và sự phát triển của cỏ dại đang gây hại cho vi sinh vật và một số động vật thân mềm có tác dụng lọc nước hồ Baikal. Nhà máy giấy Baikal và các cơ sở xử lý nước thải của nó đã bị đóng cửa cách đây 7 năm, nhưng tình trạng ô nhiễm đã lan rộng. Theo một số chuyên gia, điều đó là do ô nhiễm để lại tại khu công nghiệp đang thoát ra hồ.
Có thể bạn quan tâm:
► Nóng lên toàn cầu đẩy các vùng nhiệt đới vượt giới hạn sống của con người