Các công ty đang cố gắng cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận và việc thực hiện các mục tiêu ESG bao quát hơn. Ảnh: Quý Hòa.
Điểm cân bằng ESG và lợi nhuận
Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) cao là điều không thể thiếu để các công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và thị trường quốc tế, nơi các vấn đề bền vững ngày càng quan trọng đối với nhiều bên liên quan bao gồm người tiêu dùng, nhà đầu tư, chính phủ và tổ chức phi chính phủ.
Trở ngại cần giải quyết
Ngoài ra, những công cụ tài chính xanh như phát hành trái phiếu xanh đã trở nên phổ biến trong các công ty Việt Nam để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và năng lượng sinh khối. Do đó, việc tuân thủ ESG đang trở thành yếu tố thành công quan trọng đối với nhiều lĩnh vực kinh doanh và dự án đầu tư. Sự chú ý ngày càng tăng trên toàn cầu về thực hành ESG cũng khuyến khích doanh nghiệp đưa ra cam kết mạnh mẽ về các giá trị kinh doanh bền vững và sáng kiến đạo đức mạnh mẽ.
Tuy nhiên, có một số trở ngại đối với việc thực hành ESG cần được giải quyết ở Việt Nam. Theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam giai đoạn 2022-2023 dựa trên khảo sát 234 công ty Việt Nam, trong đó có 55 công ty niêm yết đại chúng, có hơn 56% công ty chưa thực hiện bất kỳ sáng kiến ESG nào.
Các rào cản được báo cáo đối với thực hành ESG bao gồm thiếu quy định minh bạch (67%), thiếu sự lãnh đạo tích cực rõ ràng trong chương trình ESG (65%) và thiếu người lãnh đạo ESG trong tổ chức (62%). Do đó, cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về các yêu cầu ESG và việc ban hành các quy định ESG minh bạch của những nhà hoạch định chính sách Việt Nam.
Về ngắn hạn, các công ty bắt tay vào lộ trình ESG có thể phải đối mặt với những thách thức trong vận hành như áp lực từ các bên liên quan, chi phí thực hành cao, độ phức tạp trong triển khai và sự không chắc chắn về kết quả chi trả khiến các công ty khó chứng minh được giá trị của khoản đầu tư ESG. Một trong những quan điểm trái chiều lớn nhất về khung ESG ở giai đoạn này liên quan đến việc tính toán chỉ số duy nhất.
Không có tiêu chuẩn thống nhất về thông tin được sử dụng trong xếp hạng ESG và các phương pháp đánh giá khác nhau được áp dụng bởi các cơ quan xếp hạng khác nhau. Điều này tạo ra một mức độ chi phí thông tin đối với các công ty, mà có thể quá đắt đỏ đối với tất cả, ngoại trừ các tổ chức có giá trị cao nhất. Thực tế, một cuộc xem xét về xếp hạng ESG thường nhấn mạnh điểm số cho những công ty lớn nhất trên khắp các nền kinh tế, nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chi phí liên quan đến việc cung cấp thông tin ESG có thể rất cao, đặc biệt trong ngắn hạn.
Suy nghĩ lại về lợi nhuận
Tuy nhiên, những công ty đang phát triển hồ sơ ESG này có thể đạt được lợi thế cạnh tranh kinh doanh về lâu dài, chẳng hạn như sự trung thành của khách hàng tăng lên giúp nâng cao thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của họ, tăng trưởng đáng kể về doanh số và thị phần cũng như mở rộng thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, chúng ta đã thấy xu hướng “đầu tư ESG” trong những năm gần đây, trong đó cổ phiếu vốn được chọn để xây dựng danh mục đầu tư có hồ sơ ESG nhất định, chẳng hạn như chỉ những công ty có điểm ESG từ 40 trở lên. Mặc dù bằng chứng về hiệu quả hoạt động của các phương tiện xây dựng đầu tư bị kiểm duyệt như vậy rất khác nhau, nhưng phần nào nó cho thấy mong muốn của các nhà đầu tư trong việc kết hợp tối đa hóa lợi nhuận với mục tiêu bền vững trong quá trình ra quyết định đầu tư.
Khi xét đến cấp độ cụ thể hơn tại Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan chính phủ có thể đóng vai trò then chốt trong việc đẩy mạnh thực hành ESG bằng cách tổ chức các chiến dịch thúc đẩy hình thành các liên minh hoặc tập đoàn giữa các công ty Việt Nam để hành động chung về tuân thủ ESG trong thực tiễn kinh doanh của họ. Về lâu dài, chúng ta có thể kỳ vọng nhận thức ngày càng tăng của cộng đồng về ESG tại Việt Nam sẽ làm tăng nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ tuân thủ ESG, đồng thời thúc đẩy nhiều thực hành ESG hơn giữa các công ty tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính bền vững đang làm tăng sự hiểu biết cơ bản về mục tiêu của doanh nghiệp. Theo truyền thống, khái niệm về mục tiêu của doanh nghiệp tập trung vào cổ đông và chủ sở hữu, đặc biệt là về việc tối ưu hóa giá trị thông qua tối đa hóa lợi nhuận. Lập luận quan trọng cho những luận điểm này là việc giải quyết vấn đề tài sản của cổ đông sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế và xã hội nói chung. Mặc dù quan điểm này vẫn thống trị, nhưng việc nhận thức rằng doanh nghiệp không chỉ bao gồm chủ sở hữu và cổ đông mà còn có các bên liên quan đã dẫn đến việc phải suy nghĩ lại về các mục tiêu của doanh nghiệp. Ở một mức độ nào đó, lăng kính hiện đại hơn này cho rằng việc tối ưu hóa giá trị công ty không chỉ được xây dựng dựa trên sự giàu có của cổ đông mà còn đáp ứng các mục tiêu của các bên liên quan được thể hiện theo một cách như ESG.
Những tài liệu học thuật gần đây cho thấy các công ty đang cố gắng cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận và việc thực hiện các mục tiêu ESG bao quát hơn. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng một số mục tiêu ESG có thể không tương thích. Với cuộc thảo luận về bền vững hiện đang tiến sâu vào lĩnh vực kinh doanh tái tạo, sẽ rất thú vị khi phân biệt trước tiên, điều này được xác định như thế nào và thứ 2, ý nghĩa của nó đối với cách chúng ta nhìn nhận các công ty và mục tiêu của họ trong tương lai.