Theo Liên Hợp Quốc, lượng khí thải từ các cơ sở hạ tầng năng lượng hóa thạch đang cao gấp hai lần mức đủ để đẩy nhiệt độ trái đất vượt 1,5 ° C. Ảnh: Getty Images.
Đến khi nào thế giới mới có thể hoàn toàn loại bỏ than đá?
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), 40 quốc gia đã đồng ý loại bỏ than đá ra khỏi hỗn hợp năng lượng.
Mặc dù vậy, vào năm 2021, sản lượng điện đốt than đạt mức cao nhất mọi thời đại trên toàn cầu, cho thấy việc loại bỏ than khỏi hỗn hợp năng lượng sẽ không phải là một nhiệm vụ đơn giản.
Sản lượng điện chạy bằng than đã tăng 9,0% vào năm 2021 lên 10.042 Terawatt/giờ (TWh), đánh dấu mức tăng phần trăm lớn nhất kể từ năm 1985. Nguyên nhân chính là do chi phí. Than là nhiên liệu năng lượng hợp lý nhất trên thế giới. Thật không may, năng lượng chi phí thấp đi kèm với cái giá cho môi trường rất cao, trong đó than đá là nguồn năng lượng phát thải CO2 lớn nhất.
Trung Quốc có mức tiêu thụ than, chiếm 54% sản lượng điện than trên thế giới. Tiêu thụ của nước này đã tăng 12% từ năm 2010 đến năm 2020, mặc dù than đá chiếm tỷ lệ thấp hơn trong cơ cấu năng lượng của cả nước.
Cùng với nhau, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 66% lượng tiêu thụ than toàn cầu và thải ra khoảng 35% lượng khí nhà kính (GHG) trên thế giới. Nếu tính thêm cả Mỹ, con số này lên tới 72% lượng than tiêu thụ và 49% lượng khí nhà kính.
Theo Liên Hợp Quốc, lượng khí thải từ các cơ sở hạ tầng năng lượng hóa thạch đang cao gấp hai lần mức đủ để đẩy nhiệt độ trái đất vượt 1,5 ° C, các nhà khoa học cho rằng con số này có thể gây ra nắng nóng gay gắt hơn, hỏa hoạn, bão, lũ lụt, và khô hạn hơn 1,2 ° C so với hiện tại. Ngoài việc là nguồn phát thải CO2 lớn nhất, đốt than còn là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng do các chất phát tán vào không khí. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard ước tính ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra 1/5 ca tử vong trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm:
Tỉ phú Ấn Độ soán ngôi giàu thứ tư thế giới của ông Bill Gates
Nguồn Visual Capitalist