Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2023: Vinh danh những đóng góp hiệu quả cho mục tiêu phát triển bền vững
Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, với tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia phát thải carbon nhiều nhất trong khu vực Đông Á. Vì vậy, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc sẽ đạt được mức độ phát thải ròng bằng không (net-zero) vào năm 2050, giảm phát thải khí nhà kính đến 2030. Cam kết này vừa thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, vừa thể hiện tầm nhìn phát triển của Việt Nam.
Theo lộ trình quốc gia về mục tiêu 2050, bây giờ là thời điểm lý tưởng để doanh nghiệp Việt đầu tư vào ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) – các trụ cột quan trọng hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng và phát triển bền vững. Thực tế, sự gia tăng giám sát từ các nhà đầu tư, sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và khách hàng, thay đổi về chính sách công đã khiến các tiêu chuẩn về ESG trở thành tất yếu đối với doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải cải thiện và hướng tới tuân thủ các vấn đề liên quan của Môi trường, Xã hội và Quản trị. Từ đó, ESG đã trở thành trụ cột giúp doanh nghiệp tăng trưởng ở nấc thang cao nhất là Bền vững.
Phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững hiện đang là ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển rất cao, đó là đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao. Mục tiêu này liên quan chặt chẽ tới mô hình tăng trưởng bền vững, thân thiện với thiên nhiên và đề cao môi trường sống của người dân. Với Việt Nam, tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Đó là cơ hội chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đầu tư cho các trụ cột ESG và hướng tới phát triển bền vững sự thật là không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang đến tác động tích cực lên doanh thu cho doanh nghiệp. Việc phát triển bền vững còn mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn và nhà đầu tư. Công ty áp dụng chuẩn mực ESG cao thể hiện doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn. Họ tìm cách tối ưu hoá chi phí sản xuất qua việc cắt giảm chi phí nguyên liệu, hoạt động hiệu quả nhờ áp dụng chuẩn mực tốt nhất về môi trường và xã hội. Vì vậy, những doanh nghiệp này thường được đánh giá cao vì có giá trị nội tại cao.
Những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của mình trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh: từ sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện môi trường, ủng hộ các hoạt động trách nhiệm xã hội, đến đầu tư nghiêm túc vào những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải và khí thải…
Góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp xanh, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư là đơn vị phát kiến ý tưởng Bình chọn và vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu (Top 50 Corporate Sustainability Awards). Chương trình này bình chọn cho cả 3 khối doanh nghiệp: doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương trình nhận được dữ liệu và tư vấn từ Công ty Chứng khoán Thiên Việt và các chuyên gia kinh tế, kinh doanh hàng đầu từ Trường Kinh doanh Harvard… để đảm bảo tính chính xác trong đánh giá. Hội đồng Thẩm định của chương trình gồm các lãnh đạo đến từ Ngân hàng HSBC, Công ty Deloitte, Công ty PwC, Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, Công ty Talentnet…
Chương trình nhằm góp phần thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững lan toả sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội Việt Nam. Qua đó, ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp đã góp phần vào việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và công bằng xã hội. Đồng thời, chương trình cũng truyền cảm hứng cho cộng đồng người dân và doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững một cách thực chất và hiệu quả nhất.
Chương trình bình chọn CSA 2023 có thay đổi lớn so với năm trước, phân thành 18 hạng mục trao giải so với chỉ một tên gọi chung như trước. Việc này một mặt giúp doanh nghiệp có thể tập trung ứng cử vào thế mạnh hoạt động liên quan đến phát triển bền vững trong năm, mặt khác giúp cộng đồng dễ dàng nhìn nhận sự đóng góp của doanh nghiệp.
18 hạng mục sẽ vinh danh bao gồm 16 hạng mục doanh nghiệp tự ứng cử hoặc được đề cử, và 2 giải đặc biệt do Ban Giám khảo bình chọn, chi tiết như sau: