Quý Hòa
Xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng kỷ lục
Kết quả khả quan từ CPTPP
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu dệt may quý đầu năm đạt gần 8 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 3,15 tỷ USD, tăng hơn 13%, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. VITAS nhận định sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP đã mang lại kết quả khả quan cho xuất khẩu dệt may trong nước.
Dự kiến nếu dệt may Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị ảnh hưởng từ cuộc "chiến tranh thương mại" giữa Trung Quốc và Mỹ, các nước cạnh tranh ngành hàng này với Trung Quốc tại Mỹ sẽ hưởng lợi, trong đó có Việt Nam, Campuchia, Bangladesh, Mexico.
Mới bước sang đầu quý II/2018 nhưng hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã có đủ đơn hàng xuất khẩu sang quý III, bất chấp những khó khăn đưa ra hồi đầu năm.
Thực tế trên cộng với kim ngạch xuất khẩu trong quý I đạt gần 8 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2017 đang cho thấy bức tranh khá lạc quan cho ngành dệt may. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của tình hình thế giới, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải chủ động nhiều phương án để tránh rơi vào tình trạng bị động trong thời gian tới.
Diễn biến giá trị nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia ASEAN từ 2005-2019, theo đó đến 2019 Mỹ có thể sẽ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trị giá 46,87 tỷ USD |
Tuy nhiên, với một ngành còn phụ thuộc quá lớn vào lực lượng lao động thì chỉ đơn vị nào giữ được ổn định và nâng cao chất lượng nhân công khi đó mới có thể nói đến những mục tiêu xa hơn.
Hướng tới xuất khẩu 34 tỷ USD năm 2018
Năm nay, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, đạt mức 34 tỷ USD. Đây được xem là một mục tiêu đầy tham vọng, nhưng không phải không có cơ sở nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những chính sách thông thoáng từ các hiệp định thương mại tự do đã và sắp ký kết.
Không khí ra quân đầy phấn khởi của người lao động Tổng công ty may 10, Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng phần nào thể hiện nỗ lực và quyết tâm của ngành dệt may trong năm nay.
Doanh nghiệp này cho biết, năm nay sẽ đặt mục tiêu doanh thu hơn 3.100 tỷ đồng. Đến thời điểm này, nhiều đơn hàng đã được ký kết đến hết quý II.
Thách thức lớn của năm 2018 là tính cạnh tranh sẽ rất cao khi tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1-2%. Trong khi các quốc gia xuất khẩu dệt may khác đều đang có phản ứng để tăng trưởng và giữ thị phần. Đây được coi là thách thức khi dệt may Việt Nam đặt tham vọng tăng trưởng 10% trong năm 2018. Hiện ngành dệt may Việt Nam đang ở vị thế tương đối tốt trong "làng" dệt may thế giới. Các nước mua hàng lớn của thế giới đều coi Việt Nam là trung tâm cung cấp và đặt Việt Nam trong thứ tự ưu tiên cao.