Thứ Bảy | 18/01/2014 08:09

Xử “đại án” Huyền Như: Bằng chứng quan trọng vừa được công bố tại tòa

Luật sư đã công bố tại tòa một bằng chứng mới, rất quan trọng, để chứng minh tiền của ACB đã và đang do Vietinbank quản lý và chịu trách nhiệm.

Lúc 8h15 hôm nay (17.1), phiên tòa tiếp tục diễn ra, với phần các đại diện ngân hàng, Cty bổsung phần tranh luận của luật sư, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

Mở đầu phiên xử sáng nay, ông Lê Thanh Hải - đại diện Ngân hàng Á Châu (ACB) - đã công bố bứcthư xác nhận số dư tài khoản của chính Vietinbank vừa gửi cho nhân viên ACB khi phiên tòa đang diễnra, đây là bằng chứng quan trọng được phía ACB công bố và cung cấp cho tòa.

Với bằng chứng mới nhất để khẳng định rằng tiền của ACB đã và đang do Vietinbank quản lý, chịutrách nhiệm.

Ông Lê Thanh Hải khẳng định: "ACB khẳng định, quan hệ tiền gửi với Vietinbank là quan hệ hợpđồng hợp pháp, được xác lập với Vietinbank, do ông Hoàng, bà Hương đều là Phó Giám đốc VietinbankTPHCM ký kết, đóng dấu thật, tiền được chuyển vào Vietinbank có hạch toán thành tài sản của mình,sao kê chi tiết tài khoản của các nhân viên ACB cũng thể hiện rõ việc này.

Hoàn toàn không phải do Huyền Như nhân danh Vietinbank huy động tiền cho cá nhân Huyền Như. Tiềngửi đều được chuyển vào tài khoản của các cá nhân là nhân viên ACB, qua hệ thống thanh toán củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, có mã Citad rõ ràng, đã được hạch toán là tiền huy động củaVietinbank, đã xác nhận bằng sao kê tài khoản cấp cho các nhân viên ACB".

Ông Lê Thanh Hải đã công bố tại tòa một bằng chứng mới, rất quan trọng, để chứng minh tiền củaACB đã và đang do Vietinbank quản lý và chịu trách nhiệm: "Mới đây, khi phiên tòa đang diễn ra, thìngày 8.1.2014, khi lãnh đạo Vietinbank tuyên bố số tiền mà Huyền Như chiếm đoạt chưa được chuyểnvào Vietinbank.

Thật bất ngờ, ông Phạm Công Hoàng là một trong những nhân viên ACB đã gửi tiền vào Vietinbank,đã nhận được một bức thư của Vietinbank gửi bằng đường bưu điện.

Bức thư này là Giấy xác nhận số dư tài khoản của ông Phạm Công Hoàng tại Vietinbank. Tàiliệu này được bà Nguyễn Thị Ngân, chức vụ Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh TPHCM ký tên và đóngdấu. Tôi xin công bố bức thư này như sau:

Tính đến ngày 31.12.2013, số dư tài khoản nêu trên của ông Phạm Công Hoàng là hơn 950triệu đồng. Ngân hàng Công Thương đề nghị ông Phạm Công Hoàng xác nhận về số dư nêu trênvà gửi lại cho Ngân hàng Công Thương trước ngày 15.1.2014. Nếu quá thời hạn trên mà Ngânhàng Công Thương không nhận được câu trả lời của ông Phạm Công Hoàng thì số dư nêu trênlà chính xác".

Giấy xác nhận số dư này là bằng chứng bên cạnh các sao kê chi tiết tài khoản mà ACB đã cung cấp,bác bỏ luận điểm của Vietinbank cho rằng tiền gửi của các khách hàng trong vụ án Huyền Như chưađược chuyển vào tài khoản của họ mở tại Vietinbank.

Rõ ràng, đây là bằng chứng mới nhất, rất quan trọng để chứng minh tiền gửi của nhân viên ACB đãđược chuyển vào Vietinbank.

Ông Lê Thanh Hải, đại diện ACB, còn cho biết: "Số tiền gần 4.900 tỉ đồng Huyền Như đã chiếmđoạt, trong đó có hơn 718 tỉ đồng của ACB, là vật chứng của vụ án.

Theo quy định tại điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự thì vật chứng phải được thu hồi kịp thời, đầyđủ, vật chứng là tiền bạc thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt thì trảlại cho chủ sở hữu.

Khoản tiền theo kết luận điều tra, cáo trạng nêu Huyền Như chiếm đoạt của ACB trên đã không đượclàm rõ là sử dụng vào việc gì, tại sao không thu hồi. Tại phần xét hỏi tại tòa cũng không đề cậpđến nội dung này. Việc không thu hồi này là trái với quy định pháp luật".

Ông Lê Thanh Hải cũng phân tích: "Thực chất đây là một vụ án tham nhũng, có tội tham ô. Trong vụán này, để xác định tội danh của Huyền Như, trước tiên phải xác định được ai là người chịu tráchnhiệm quản lý tiền.

Thực tế, ACB đã chuyển tiền cho Vietinbank chứ không chuyển tiền cho Huyền Như nên Vietinbankchịu trách nhiệm quản lý tiền. Tiền sau khi được chuyển vào Vietinbank thì bị Như với tư cách làQuyền Trưởng Phòng giao dịch của Vietinbank làm giả chữ ký của khách hàng để chiếm đoạt. Như vậy,hành vi Huyền Như có dấu hiệu phạm tội tham ô".

Ông Lê Thanh Hải chứng minh: "Tương tự như vụ án này, vào năm 2005, đối tượng Ngô Thanh Lam,nhân viên Ngân hàng ngoại thương Việt Nam truy cập vào một số tài khoản của khách hàng chiếm đoạt75 tỉ đồng, thì đã bị tử hình về tội tham ô, Ngân hàng Ngoại thương phải chịu trách nhiệm trả tiềncho khách hàng".

Ông Hải đề nghị: "Tôi tin rằng, hàng chục triệu khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đang mong chờphán quyết của tòa về trách nhiệm của Vietinbank.

Đại diện ACB, tôi khẳng định ACB sẽ chịu trách nhiệm tới cùng với người gửi tiền, với kháchhàng, với xã hội nếu có trường hợp nhân viên ACB sử dụng các thủ đoạn chiếm đoạt tương tự như HuyềnNhư đã thực hiện đối với số tiền hơn 718 tỉ đồng nêu trên".

Phiên tòa sáng nay xuất hiện bà Tổng GĐ Cty SBBS là người nước ngoài, bà này đã bức xúc: "Ctychúng tôi mở tài khoản tại Vietinbank vì tin tưởng là ngân hàng Quốc doanh, ngân hàng của Nhànước.

Cty SBBS đã chuyển 225 tỉ đồng vào tại Vietinbank TPHCM, chứ chúng tôi không chuyển vào tàikhoản của Huyền Như hay Cty của Huyền Như. Tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đang theo dõi phiên tòanày, họ đang tin tưởng vào ngân hàng Quốc doanh, xin đề nghị tòa phán xét công minh".

9h45 sáng nay (17.1), HĐXX cho biết, phiên tòa tạm nghỉ, cho đến sáng thứ hai tuần tới, đại diệnVKSND TPHCM giữ quyền công tố tại tòa sẽ tham gia đối đáp.

Theo Phùng Bắc

Nguồn CafeF


Sự kiện