Thứ Năm | 18/09/2014 09:44

Vốn ngoại liệu có chảy vào ETF Việt Nam?

Trên thế giới, quỹ ETF hút dòng tiền mạnh hơn nhiều so với quỹ mở. Liệu vốn ngoại có chảy vào khi quỹ ETF nội địa đầu tiên chuẩn bị chào đời?

Mặc dù "sinh sau đẻ muộn" so vớicác loại hình quỹ khác, nhưng với nhiều đặc điểm ưu việt, ETF đã bùng nổ mạnh mẽ trong hơn 20 nămqua. Số liệu thống kê từ Blackrock cho thấy, chỉ tính riêng các quỹ ETF cổ phiếu (stock ETFs hayequity ETFs), năm 2013 đã thu hút 248,4 tỷ USD, trong khi dòng tiền vào các quỹ mở cổ phiếu chỉkhoảng 159,1 tỷ USD. Dự phóng năm 2014, mức độ chênh lệch này còn lớn hơn.

Với sự quen thuộc và những đặc tính ưu việt của loại hình quỹ ETF,liệu vốn ngoại có chảy vào ETF Việt Nam?

Để trả lời câu hỏi trên, bài viết này đưa ra một số yếu tố tác độngquan trọng đứng trên góc nhìn từ các đặc điểm nội tại của ETF Việt Nam: một là, những ưu thế củaETF Việt Nam có thể thu hút NĐT nước ngoài quan tâm và rót vốn; hai là, một số vấn đề có thể khiếnNĐT nước ngoài phải cân nhắc hiện nay.

Ưu thế của ETF Việt Nam

Quỹ ETF nội địa đầu tiên là VFMVN30 ETF của CTCP Quản lý quỹ Đầu tưViệt Nam, mô phỏng chỉ số VN30 của Sở GDCK TP. HCM (HOSE), dự kiến niêm yết tháng 9 này. Sắp tới,quỹ ETF nội địa thứ hai sẽ ra đời, là SSIAM HNX30 ETF của Công ty Quản lý quỹ SSI, mô phỏng chỉ sốHNX30 của Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Thứ nhất, đây là hai quỹ ETF duy nhất trên thế giới mô phỏng chỉ sốVN30 và HNX30 - hai chỉ số phản ánh phần nào bức tranh toàn cảnh TTCK Việt Nam nói riêng và kinh tếViệt Nam nói chung. Hơn nữa, từ năm 2013 đến nay, nhiều NĐT và tổ chức nước ngoài có đánh giá tíchcực về kinh tế Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai. Vì vậy, nếu một tổ chức nước ngoàimuốn nhanh chóng tham gia "cuộc chơi" tại Việt Nam, thì ETF nội địa, với hình thức đầu tư thụ động(khác hoàn toàn với cách thức đầu tư chủ động của các quỹ tương hỗ) sẽ là cánh cửa giúp họ thâmnhập và đầu tư vào Việt Nam một cách nhanh nhất, an toàn nhất, không sợ gặp phải những rủi ro phihệ thống.

Thứ hai là sự hấp dẫn đến từ các cổ phiếu cạn "room" dành cho khốingoại. Hiện nay, một số cổ phiếu đã hết room (hoặc hở room rất ít), nhưng vẫn thu hút sự quan tâmcủa NĐT nước ngoài như: ACB, CII, FPT, GMD, HCM, MBB, REE, SSI, VNM. Tất cả những cổ phiếu này đềunằm trong rổ VN30 hoặc HNX30. Chính vì vậy, việc đầu tư vào ETF nội địa có thể được xem là conđường gián tiếp để các NĐT ngoại tiếp cận các cổ phiếu hết room.

Thứ ba, một số điều kiện lọc và chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số VN30,HNX 30 cho thấy tính ưu việt hơn hai chỉ số mà hai quỹ ETF ngoại hiện nay mô phỏng (FTSE VietnamIndex và Market Vector Vietnam Index). Sự ưu việt hơn đó thể hiện ở hai điểm: một là, không xét đếnyếu tố room ngoại, tức rổ chỉ số có thể bao gồm các cổ phiếu đã cạn room ngoại; hai là, bộ lọc liênquan đến tính minh bạch và kết quả kinh doanh. Ưu điểm thứ hai có nghĩa là để được chọn vào rổ chỉsố (VN30, HNX30), cổ phiếu phải không thuộc diện bị cảnh báo và/hoặc kiểm soát. Nói cách khác, cáccổ phiếu trong rổ chỉ số mặc nhiên được xem là đã vượt qua được "bài kiểm tra sơ lược" về tính minhbạch và "sức khỏe" của DN. Điều này giúp NĐT nước ngoài tự tin khi đầu tư vào ETF Việt Nam, đặcbiệt là với NĐT chưa từng đầu tư vào Việt Nam.

Thứ tư, ETF nội địa không bị khống chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài (tứcroom ngoại). Với đặc điểm này, ETF nội địa ra đời mở ra một kênh tiếp cận mới cho khối đầu tưngoại. Đây là một đặc điểm nổi bật của ETF nội địa mà tất cả các loại hình quỹ khác, cả ETF ngoạicũng không có.

Ngoài ra, tương tự như các ETF khác trên thế giới, ETF Việt Namcũng có một số điểm mạnh có thể tác động đến quyết định đầu tư của NĐT ngoại, như: tính minh bạchcao, chi phí quản lý thấp (dưới 1%/năm so với 2 - 2,5% của các quỹ tương hỗ thông thường)…

NĐT ngoại cân nhắc

Một là, vấn đề thanh khoản. Thanh khoản được xem là một trong nhữngđiều kiện quan trọng của NĐT nước ngoài trong việc đầu tư vào một TTCK nói chung, lựa chọn và đầutư vào ETF hay cổ phiếu nói riêng. Giả sử quy mô quỹ ETF từ 50 - 100 tỷ đồng, thì số lượng NĐT banđầu nắm giữ chứng chỉ quỹ tối đa cũng chỉ khoảng 50 - 100 NĐT, khó tạo ra thanh khoản cao, nhất làtrong điều kiện hiện nay, phần lớn NĐT Việt Nam vẫn còn lạ lẫm về ETF. Rõ ràng, thanh khoản có thểsẽ là vấn đề đáng lo ngại đối với NĐT ngoại, đặc biệt trong giai đoạn đầu.

Hai là, vấn đề tài sản của quỹ ETF. Một điểm hấp dẫn của ETF là chiphí quản lý thấp (các loại phí của VFMVN30 ETF chỉ bằng khoảng 1/3 so với các quỹ mở đang hoạtđộng). Do vậy, quy mô quỹ phải đủ lớn thì công ty quản lý quỹ mới thực sự hoạt động hiệu quả (hiệnnay, quy mô VFMVN30 EFT khá nhỏ, dự kiến ban đầu chỉ khoảng 200 tỷ đồng). Hơn nữa, quy mô quỹ cànglớn thì càng góp phần giải quyết được bài toán thanh khoản ở trên.

Ba là, đặc điểm kinh tế Việt Nam đang ủng hộ cho "khẩu vị" đầu tưmang tính chủ động và ưa thích rủi ro. Khác với các các loại hình quỹ đầu tư chủ động, quỹ ETF ViệtNam mô phỏng chỉ số VN30 hoặc HNX30, với mục tiêu hiệu quả mô phỏng cao nhất có thể (trackingerrors thấp) và chi phí thấp. Do đó, hiệu quả hoạt động của ETF Việt Nam chủ yếu được xem xét trênhiệu quả mô phỏng chỉ số và chi phí hoạt động, chứ không phải lợi nhuận đầu tư là bao nhiêu như cácquỹ chủ động khác. Chính vì lẽ đó, trong tình hình kinh tế Việt Nam vừa "thoát đáy" như hiện nay,nếu một NĐT đầu tư vào ETF nội địa, thì nhiều khả năng lợi nhuận có được khó cao hơn so với đầu tưtheo hình thức chủ động. Chẳng hạn, VN30 từ đầu năm đến nay tăng trưởng xấp xỉ 19%, trong khi giáIJC, một cổ phiếu trong rổ VN30, tăng hơn 70%.

Bốn là, các vấn đề liên quan đến tỷ giá và quản lý ngoại hối. Khiđầu tư vào các quỹ ETF nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, NĐT ngoại giao dịch bằng đồng ngoại tệ, cóthể rút tiền về hoặc bỏ thêm tiền vào quỹ một cách nhanh chóng. Trong khi đó, nếu họ đầu tư vào ETFViệt Nam, quá trình này có thể chậm hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể tác động đến quyết định đầu tưcủa NĐT nước ngoài vào ETF nội. Chẳng hạn, ETF tại TTCK Việt Nam còn quá mới và chưa được niêm yếtngay khi đóng quỹ. Vì vậy, có những rủi ro liên quan đến khác biệt giá trước khi niêm yết (tứckhoảng thời gian ở giữa giai đoạn kết thúc IPO và niêm yết). Sai số mô phỏng chưa được kiểm chứng,hoặc các thành viên thị trường, cơ quan quản lý có thể cần thêm thời gian để phát hiện, khắc phụcnhững khó khăn liên quan đến hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, cơ chế vận hành, giúp quỹ ETF hoạtđộng một cách trơn tru và hiệu quả.

Như vậy, lợi ích từ ETF Việt Nam là không nhỏ, nhưng thách thứctrong việc thu hút vốn ngoại vào quỹ không phải là ít. Nhìn chung, tiềm năng của các ETF Việt Namlà rất lớn, thể hiện ở hai điểm: (1) Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với thu nhập bìnhquân đầu người tăng nhanh, nên nhu cầu tích lũy tài chính cá nhân ngày càng lớn; (2) Nhiều tổ chứcquan tâm, đặc biệt là những tổ chức có chiến lược đầu tư bị động và thận trọng (như các quỹ hưutrí, các công ty bảo hiểm nước ngoài…). Tuy nhiên, trước mắt, các sản phẩm tài chính này cần cóthời gian để trở thành kênh đầu tư phổ biến và hấp dẫn NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài.

Nguồn Đầu tư Chứng khoán


Sự kiện