Việt Nam nghèo vì cổ hủ nhất thế giới
Họ phát hiện thấy người dùng Internet ở nước nào tìm kiếm nhiều thông tin về tương lai hơn thì nước đó thường giàu có hơn (có GDP bình quân đầu người cao hơn).
Hồi năm 2010, Tobias Preis từng gây chấn động giới đầu tư khi dùng phương pháp tương tự để lượng hóa và lập mô hình biến động giá cổ phiếu các công ty trong chỉ số S&P 500.
"Nước nào càng nhìn về phía trước, lại càng thành công về mặt kinh tế."
Chuyện đó cũng đúng. Kinh tế mà phát triển sôi động, con người ta cũng dễ lạc quan phấn khởi hơn. Họ sẽ lên kế hoạch đi chơi, mua vé xem đá bóng hay tính chuyện đầu tư mở mang kinh doanh. Thế nên họ thích tìm kiếm thông tin dự báo cho các năm tới.
Có vẻ Đức là nước lạc quan nhất, cũng dễ hiểu vì cả thế giới suy thoái trong khi Đức vẫn vững chãi chèo chống cho cả Châu Âu. Nhưng cũng có thể năm tới ở Đức sẽ có tổng tuyển cử.
Năm 2011, đứng đầu bảng là người Anh, nguyên nhân là vì khi ấy dân Anh đang háo hức chờ đợi Olympic London tổ chức vào năm sau.
Đáng chú ý, Mỹ xếp thứ 11, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Thú vị ở chỗ dù năm 2012 Mỹ có tổng tuyển cử nhưng có vẻ dân Mỹ lại hay tìm kiếm năm 2010 hơn. Tuy vậy, tựu chung lại năm nay dân Mỹ vẫn lạc quan hơn so với một năm trước đó.
Trong số 45 nước được xếp hạng, Việt Nam đứng chót bảng, sánh ngang với những "tên tuổi" như Pakistan hay Kazakhstan.
Malaysia đứng thứ 16. Thái Lan đứng thứ 24, còn Philippines đứng thứ 39.
Việt Nam giữ vững thứ hạng so với năm trước. |
Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam thuộc top đầu "hoài cổ", vượt cả TrungĐông. |
Nguồn CafeF