Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường thịt. Ảnh: tintuc.

 
Sơn Mai Thứ Bảy | 13/03/2021 22:26

Về với Vinamilk, Vilico "bắt tay" đối tác Nhật lập liên doanh bò thịt

Tham vọng của liên doanh giữa Vilico và đối tác lần này nhằm đến tham vọng chen chân vào thị trường 10 tỉ USD.

Tấn công thị trường nội địa 10 tỉ USD

Sau thông tin sáp nhập ngược vào GTNFoods và về với Vinamilk, Vilico sẽ tham gia sâu vào trang trại bò thịt, xâm nhập thị trường quy mô 10 tỉ USD. Công ty định hướng trở thành đơn vị lớn trong lĩnh vực ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt tại Việt Nam.

Theo thông tin từ Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam - CTCP (VLC) đã thông qua nghị quyết hợp tác với Sojitz Corporation để thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam đầu tư và kinh doanh lĩnh vực bò thịt. Được biết, vốn đầu tư ban đầu của liên doanh là 2 triệu USD (khoảng 46 tỷ đồng), trong đó vốn góp của Vilico là 51%, tương đương 23,5 tỉ đồng, Sojitz Corporation góp 49% vốn còn lại.

Được biết, Sojitz Corporation là tập đoàn đa ngành của Nhật, bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp và bò thịt, Tập đoàn cũng hoạt động trong mảng công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng y tế, hàng tiêu dùng, khu công nghiệp...

Ảnh:
Vilico sẽ đầu tư 1.700 tỉ làm trang trại bò thịt, xâm nhập thị trường quy mô 10 tỉ USD.Ảnh: USDA.

Về Vilico, dự kiến sau khi sáp nhập ngược GTNFoods và về với Vinamilk, Công ty cũng sẽ đầu tư 1.700 tỉ làm trang trại bò thịt, xâm nhập thị trường quy mô 10 tỉ USD. Công ty định hướng trở thành đơn vị lớn trong lĩnh vực ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt tại Việt Nam. Bởi, quy mô thị trường thịt Việt Nam khoảng 10 tỉ USD (trong đó mặt hàng trâu/bò là hơn 2 tỉ USD). Xu hướng tăng trưởng thịt trâu/bò 6-7%/năm, gấp đôi thịt heo, gà...

Cùng với đó, xu hướng tăng trưởng thịt trâu/bò 6-7% năm gấp đôi thịt heo, gà… Tổng đàn trâu, bò trong nước gần như không tăng qua các năm, chủ yếu là thịt trâu, bò nhập khẩu. Quy mô thị trường thịt trâu/bò trong nước 500.000 tấn/năm và nhập khẩu để tiêu thụ nội địa khoảng 300.000 tấn/năm.

Thịt bò cao cấp, chế biến sẵn nhập khẩu khoảng 60.000 tấn/năm tăng nhanh qua các năm gần đây và thịt bò mát hiện chưa có thị trường do thói quen tiêu dùng cũng như hạn chế thời gian nhập khẩu.

Thị trường nhiều tiềm năng

Trước Vilico, nhiều doanh nghiệp cũng tăng cường đẩy mạnh vào thị trường thịt. Năm 2020, Masan cũng ra mắt thương hiệu thịt sạch và đưa ra nhiều chính sách cho thực phẩm này.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan khi nói về Masan Nutri-Science trước đây cho biết chiến lược theo đuổi chuỗi giá trị thịt được áp dụng kinh nghiệm từ ngành hàng nước mắm. Khi Masan thâm nhập thị trường nước mắm nội địa, chỉ trong vòng 3 năm có 90% người tiêu dùng đã đổi sang các loại nước mắm của Masan. Ông Quang tin rằng Masan sẽ có các sản phẩm có thể thay đổi thị trường và đặt ra mục tiêu năm 2022 có thể đạt doanh thu 2 tỉ USD với đóng góp 50% từ các sản phẩm thịt có thương hiệu và đạt lợi nhuận 200-250 triệu USD.
 

Ảnh:
Công ty Masan Nutri Science đặt kỳ vọng sẽ đạt được 15% thị phần giá trị của thị trường thịt vào năm 2022. Ảnh: thanhnien.

Công ty Masan Nutri Science đặt kỳ vọng sẽ đạt được 15% thị phần giá trị của thị trường thịt vào năm 2022. Ở thời điểm hiện tại hệ thống phân phối Meat Deli gồm 9 cửa hàng, 61 đại lý và 100% cửa hàng Vinmart. Mục tiêu năm 2019 sẽ tăng rất nhanh lên trên 90 cửa hàng, 500 đại lý và phủ 80% các siêu thị (mô hình cửa hàng trong cửa hàng), doanh thu 500-1000 tỉ. Đến năm 2022 sẽ là hơn 300 cửa hàng MeatDeli, hơn 4.400 đại lý và 500 cửa hàng trong cửa hàng.

Vilico cũng đặt kế hoạch đầu tư trang trại bò thịt quy mô khai thác 20.000 con/năm với tổng vốn đầu tư không quá 1.700 tỉ đồng. Hình thức đầu tư là tự làm hoặc tìm đối tác có tiềm lực và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này để thực hiện dự án.

Tại Đại hội cổ đông thường niên tới đây, Vilico sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành cổ phiếu để sáp nhập với công ty mẹ hiện tại là GTNFoods. Theo đó, Vilico sẽ phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy toàn bộ 250 triệu cổ phiếu GTN. Khối lượng và tỷ lệ phát hành cụ thể chưa được thông báo. Hiện, Vinamilk nắm giữ quyền chi phối gián tiếp khi sở hữu 75% vốn GTNFoods và GTNFoods sở hữu gần 74% vốn Vilico.

►Về thị trường nội địa, doanh nghiệp gỗ chạy đua công nghệ