Tổng thanh tra Chính phủ nhận trách nhiệm do chưa phát hiện nhiều hành vi tham nhũng
Thứ nhất, việc quản lý vốn Nhà nước tại nhiều đơn vị còn sơ hở yếu kém, gây thất thoát vốn. Hiện tình trạng công nợ cao, nhất là công nợ khó đòi chiếm tỷ lệ lớn.
Thứ hai, một số tập đoàn đầu tư dàn trải, có dự án tăng vốn nhiều lần, vốn đầu tư tăng cao, quyết định đầu tư không đúng mục đích.
Thứ ba, các tập đoàn đầu tư ngoài ngành vượt mức cho phép, tỷ suất lợi nhuận thấp.
Thứ tư, khâu hạch toán kế toán thiếu chính xác làm kết quả hoạt động kinh doanh không phản ánh đúng thực chất hoạt động của tập đoàn, tổng công ty.
Thứ năm, quản trị tại các doanh nghiệp này chưa chưa tốt, dẫn đến khâu kiểm tra, giám sát nội bộ không được thực hiện đầy đủ. Một số vụ việc cố ý làm trái, Tổng thanh tra Chính phủ cho hay.
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về việc qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm nhưng đưa ra xử lý ít, ông Tranh cho hay, nguyên nhân là do mục đích thanh tra là tìm ra việc được và chưa được của đối tượng để chấn chỉnh những thiếu sót và yêu cầu thực hiện kết luận sau thanh tra. Còn nếu thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thanh tra sẽ bàn bạc với cơ quan chuyên ngành để thống nhất các dấu hiệu vi phạm pháp luật để chuyển cơ quan điều tra.
Tiếp tục chất vấn về trách nhiệm của cơ quan thanh tra, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đề nghị Thanh tra Chính phủ đánh giá hiệu quả của thanh tra trong việc phát hiện tham nhũng, trách nhiệm của cơ quan này trong việc qua thanh tra mà phát hiện quá ít hành vi tham nhũng, phải chăng do có vấn đề lợi ích nhóm, bao che trong đội ngũ dẫn tới không phát hiện được?
Trước câu hỏi này, ông Tranh cho biết, thời gian qua việc thực hiện kết luận thanh tra chưa tốt bởi chất lượng công tác thanh tra đạt hiệu quả không cao, chưa làm tới cùng việc xử lý vi phạm, dẫn tới việc phát hiện hành vi tham nhũng, kiến nghị cơ quan tham những xử lý chưa nhiều. "Đây là trách nhiệm của chúng tôi", vị này nói.
Theo ông, thời gian tới, thanh tra Chính phủ sẽ làm quyết liệt công tác thanh tra, phát hiện hành vi tham nhũng để làm tròn trách nhiệm hơn.
Bên cạnh đó, ông Tranh cho biết, trong kỳ họp Quốc thứ 4 này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, tập trung vào 7 nội dung. (1) quy định trách nhiệm giải trình của cán bộ tại cơ quan công tác; (2) mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản; (3) công khai bảng kê khai thu nhập tại nơi công tác hoặc cư trú; (4) quy định việc xử lý tài sản không được hợp lý; (5) quy định biện pháp tạm thời đình chỉ hoặc chuyển vị trí công tác với người có dấu hiệu tham nhũng; (6) quy định ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; (7) quy định trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan trong phòng chống tham nhũng.
Trả lời về câu hỏi có ngại va chạm trong quá trình thanh tra hay không, liệu có việc thanh tra chọn hệ số có tỷ lệ an toàn cao. Thanh tra Chính phủ khẳng định, trong quá trình thanh tra, thanh tra hoàn toàn tuân thủ theo các nội dung mà các quyết định thanh tra đưa ra, như khi thanh tra 1 đơn vị thì không thanh tra toàn diện mà thanh tra theo các vấn đề cụ thể và tập trung vào vấn đề đó. Sau khi thanh tra trực tiếp, để tạo sự đồng thuận thì thanh tra còn lấy ý kiến trao đổi với các cơ quan chuyên ngành đó để có ý kiến trung thực, khách quan, đưa ra kết luận sau thanh tra.
Ông Tranh khẳng định hoạt động thanh tra hoàn toàn tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hiện chưa có hành động này gọi là chi phối kết luận thanh tra mà chỉ có góp ý, làm rõ, hoàn thiện kết luận thanh tra.
Giải trình về việc đưa ra kết luận thanh tra chậm, ông Tranh cho biết, trước khi đưa ra kết luận còn phải tiến hành trao đổi ý kiến với các cơ quan chuyên ngành. Việc lấy ý kiến ở các cơ quan liên quan có một tiền lệ là chậm chạp, thời gian qua có khi xin ý kiến một cơ quan nhưng 2 tháng mà có câu chưa trả lời. Do vậy, Thanh tra kiến nghị Chính phủ phải nâng cao trách nhiệm bộ ngành trong việc tham gia kết luận thanh tra, làm rõ các vấn đề yêu cầu.
Tổng thanh tra Chính phủ lấy ví dụ, việc thanh tra ngân hàng Phát triển phải kéo dài tới 1 năm, chậm so với kế hoạch là do việc phân tích các nội dung về nợ của ngân hàng này rất dài và khó. Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, nên khó tách công nợ cho vay sản xuất kinh doanh với công nợ cho vay thực hiện chính sách của Chính phủ. Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang chờ ý kiến của Chính phủ về kết luận thanh tra rồi sẽ công bố chính thức, vị này cho biết.
Góp thêm ý kiến vào phiên giải trình sáng nay, Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết, năm 201, cơ quan này đã thực hiện 151 cuộc kiểm toán trong đó có kiểm toán tại 4 tập đoàn, 17 tổng công ty, 2 công ty, 5 tổ chức tín dụng, qua đó kiến nghị xử lý tài chính hơn 21 nghìn tỷ đồng.Đến nay, việc thực hiện kết quả thanh tra đã thu được kết quả như sau: việc xử lý tài chính năm 2011 thực hiện được 71,3%, năm 2010 thực hiện được 69,7% và năm 2009 là 63,7%. |
Nguồn Khampha