Tin thị trường gạo ngày 25/6
Hiện đang có những động thái ngược nhau, chính phủ Philippines vừa tìm cách mở rộng hạn chế định lượng (QRs) gạo nhập khẩu tại WTO để bảo vệ ngành lúa gạo trong nước. Tuy hiện tại, nước này đang có kế hoạch mở cửa thị trường nhập khẩu gạo để kiểm soát giá.
Ban Thương mại và hàng hóa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO-CTG) vừa phê duyệt yêu cầu Philippines tiếp tục QRs đến năm 2017, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines.
Tuy nhiên, theo một bài báo trên Bloomberg, Philippines đang xem xét nới lỏng hạn chế gạo nhập khẩu và áp dụng một cơ chế thị trường tự do cho phép doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu gạo theo nhu cầu. Bộ trưởng Kinh tế kế hoạch nói rằng chính sách của chính phủ hạn chế nhập khẩu, trong khi không đảm bảo rằng tăng sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu cần thiết, đã dẫn đến một sự gia tăng mạnh của giá cũng như buôn lậu lúa gạo trong nước.
Ông lưu ý rằng chính phủ sẽ xem xét việc áp thuế nhập khẩu gạo để ngăn chặn làn sóng nhập khẩu gạo giá rẻ trong nước. Ông cho biết chính phủ sẽ thực hiện các bước để bảo vệ nông dân từ gạo nhập khẩu giá rẻ bằng cách cung cấp các giống lúa chất lượng cao cũng như tín dụng và cải thiện chuỗi cung ứng.
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc, giá lúa gạo thường trung bình tại Philippines tăng lên khoảng p37.020 (khoảng 844 USD)/tấn vào tháng 6/2014, tăng khoảng 22% so với khoảng P30.340 (khoảng 710 USD)/tấn tháng 6/2013. Giá gạo tăng lên khoảng P39.860 (khoảng 909 USD)/tấn trong tháng 6/2014, tăng khoảng 20% so với khoảng P33.180 USD (khoảng 770 USD)/tấn trong tháng 6/2013.
USDA ước tính Philippines sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo trong 2013-2014 (7/2013-6/2014), trong đó có khoảng 500.000 tấn gạo nhập khẩu không chính thức, FAO ước tính Philippines nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong năm 2014.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo như thế nào
Có thể nói rằng, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ giảm sản lượng gạo thế giới ngay cả khi tính tới những đột phá công nghệ mới giúp tăng năng suất lúa, theo một nghiên cứu của Nhật Bản. Nghiên cứu tuyên bố rằng tổn thất lúa sẽ không cao hơn 10% ngay cả ở các nước bị ảnh hưởng nặng nhất. Tuy nhiên, điều này không xem xét tới sự tăng trưởng rất lớn trong nhu cầu về gạo; Một số nghiên cứu cho thấy nhu cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Ở châu Á, khu vực dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất là các vùng ôn đới ở miền tây Nhật Bản và miền đông Trung Quốc, phần phía nam của bán đảo Đông Dương và phần phía bắc của Nam Á. Đây được gọi là vành đai lúa truyền thống của Nam Á. Các kịch bản mở rộng đến năm 2080, dự báo rằng Nepal, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị tổn thất lớn nhất trong sản xuất lúa gạo.
Một nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Đài Loan và một nhà nghiên cứu của Mỹ tập trung vào tác động của mực nước biển dâng đối với sản xuất lúa gạo thế giới cũng tuyên bố rằng Việt Nam sẽ là một trong những nước ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu, cùng với Bangladesh, Nhật Bản, Đài Loan, Myanmar và Ai Cập . Các nghiên cứu dự báo mực nước biển có thể tăng 1-5 mét và trong kịch bản cực đoan nhất, Việt Nam, Ai Cập và Myanmar sẽ phải chuyển từ xuất khẩu ròng thành các nhà nhập khẩu gạo.
Nguồn Theo DVO/Oryza