_20128159.png)
Dự báo, tổng giá trị giao dịch của ngành giao đồ ăn tại Đông Nam Á trong năm 2024 sẽ đạt 19,3 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2023. Ảnh: Báo Chính phủ
Thị trường giao đồ ăn Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á
Theo báo cáo từ Momentum Works (Singapore), Việt Nam và Indonesia đã trở thành hai thị trường chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi mạnh mẽ của ngành giao đồ ăn tại Đông Nam Á, sau một giai đoạn tăng trưởng chậm trong hai năm qua.
Cụ thể, tổng giá trị giao dịch của ngành giao đồ ăn tại Việt Nam trong năm 2024 ước đạt 1,8 tỉ USD, với mức tăng trưởng 26%. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào việc mở rộng các phân khúc khách hàng, khu vực dịch vụ, và hệ sinh thái kinh doanh của các nền tảng giao đồ ăn.
Trong đó, Grab và ShopeeFood vẫn duy trì thế độc quyền trên thị trường. Grab đứng đầu với 48% thị phần, chỉ cao hơn ShopeeFood một chút, khi ShopeeFood chiếm 47% thị phần.
Việt Nam, Indonesia cũng chứng kiến mức tăng trưởng 18% nhờ vào những nỗ lực mở rộng của các nền tảng lớn như Grab, Gojek và ShopeeFood. Dự báo, tổng giá trị giao dịch của ngành giao đồ ăn tại Đông Nam Á trong năm 2024 sẽ đạt 19,3 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2023.
Ông Jianggan Li, Tổng giám đốc Điều hành kiêm Nhà sáng lập Momentum Works cho biết: "Sau nhiều năm ưu tiên lợi nhuận, các nền tảng giao đồ ăn hàng đầu Đông Nam Á đã lấy lại đà tăng trưởng để thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo".
“Với việc phân khúc khách hàng rõ nét hơn và hiệu quả hoạt động được nâng cao, giờ đây họ có thể khám phá những động thái táo bạo và mang tính chiến lược hơn nhằm thúc đẩy sự mở rộng bền vững”, ông nói thêm.
![]() |
Tại Đông Nam Á, Grab vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường giao đồ ăn, trong khi ShopeeFood đã vượt qua Gojek trở thành ứng dụng giao đồ ăn lớn thứ ba trong khu vực. Nếu thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek thành công, thị trường giao đồ ăn vào năm 2025 có thể sẽ có những thay đổi lớn.
Để duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng, các nền tảng như Grab và ShopeeFood đã chuyển trọng tâm sang thu hút khách hàng đại trà thông qua các chương trình tiết kiệm chi phí như giảm phí giao hàng và cung cấp các bữa ăn có giá trị. Các nền tảng này cũng đặc biệt chú trọng vào việc nhắm đến đối tượng khách hàng là du khách, nhất là du khách đến từ Trung Quốc.
Ngoài các nền tảng hiện tại, TikTok cũng bắt đầu thử nghiệm cung cấp dịch vụ giao đồ ăn tại Indonesia và Thái Lan. Dù mới gia nhập thị trường, TikTok có tiềm năng ảnh hưởng lớn, đặc biệt nếu công ty này hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn sẵn có.
Theo Momentum Works, tổng giá trị giao dịch ngành giao đồ ăn chỉ được tính từ các đơn hàng thực tế qua các nền tảng như Grab, Foodpanda, Gojek, Deliveroo, Lalamove, LINE MAN, ShopeeFood và BeFood.
Có thể bạn quan tâm:
Ngành logistics cần nâng cao hiệu suất để tăng tính bền vững
Nguồn Momentum Works