Thứ Năm | 14/11/2013 20:09

Thị phần quảng cáo truyền thông đang biến động

Doanh số quảng cáo tiếp tục tăng lên, nhưng đặt quảng cáo trên phuơng tiện nào là phù hợp vẫn là câu hỏi không dễ trả lời.

Tại thị trườngViệt Nam, quảng cáo truyền hình vẫn chiếm đa số khi đây vẫn là phương tiện truyềnthông phổ biến nhất. Năm 2012, doanh thu quảng cáo toàn thị trường đạt 20.400 tỷđồng, tăng 30% so với năm 2011.

Trong đó, truyềnhình chiếm 18.246 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2011; quảng cáo trên báo in vàtạp chí giảm khoảng 8%, đạt 2.151 tỷ đồng và phát thanh giảm gần 20%, với chưađầy 25 tỷ đồng.

Theo nghiên cứu,thị trường quảng cáo Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng 30% hàng năm

Quảng cáo trênbáo in tiếp tục mất thị phần

Trong hai năm2012, 2013 ngành quảng cáo báo giấy đã xuống dốc và đây là xu hướng của toàn cầu.

Đầu năm 2012doanh thu của nhiều đầu báo lớn trên toàn cầu đã giảm đáng kể. Mới đây, Công tyThe New York Times đã công bố, quý III năm nay thua lỗ 24,2 triệu USD do doanhthu quảng cáo sụt giảm.

Trước đó, hồi tháng 8, công ty này đã hoàn tất thương vụbán tờ Boston Globe cho John W. Henry, ông chủ của thương hiệu Boston Red Sox,với giá 70 triệu USD.

Bà Trần Thị Thanh Mai, Giám đốc Kantar Media Việt Nam cho hay, quảng cáo báo in đang trải qua giai đoạn khó khăn trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, bà Mai vẫn tin rằng, quảng cáo trên tạp chí vẫn có cơ hội thu hút các nhà quảng cáo hàng xa xỉ phẩm nhắm tới các phân khúc khách hàng hẹp hơn và khó tính hơn.

"Quảng cáo truyền hình cho tới giờ còn là phương tiện quảng cáo có chi phí tiếp cận/một ngàn người thấp nhất. Hơn nữa, các mặt hàng quảng cáo nhiều nhất đa số đều là các mặt hàng tiêu dùng nhanh nên quảng cáo trên truyền hình thực sự phù hợp", bà Mai nói.

Mới đây, một thương vụ M&A xuyên Đông Dương của ngành truyền thông đã diễn ra. Công ty Riverorchid Digital đã mua lại Công ty truyền thông số Notch. Riverorchid là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ, giải pháp truyền thông tích hợp và phát triển thương hiệu và hoạt động tại thị trường khu vực Đông Dương, Thái Lan và Myanmar.

Theo giới phân tích, sự sáp nhập này chắc chắn sẽ đánh động đến việc sẽ có những biến động về thị phần của các đối thủ cùng lĩnh vực. Bởi lẽ, hình thức tiếp thị mobile marketing đang trên đường trở thành át chủ bài cho ngành tiếp thị tương lai.

Số liệu thống kê của Google cho thấy, trong quý II/2013, số người dùng smartphone tại Việt Nam đã chiếm 20% dân số toàn quốc, trong đó 70% lên Internet hàng ngày bằng smartphone.

Dự báo thị trường quảng cáo trên các ứng dụng sẽ tăng gấp 5 lần đến năm 2017 (so với năm 2012), với doanh số 10,4 tỷ USD. Và châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực dẫn đầu thị trường này.

Sự phát triển của quảng cáo trên Internet và điện thoại di động được khá nhiều chuyên gia dự đoán sẽ lấy đi miếng bánh quảng cáo của truyền hình, vốn chiếm đến 85% thị trường quảng cáo.

Tuy nhiên, theo bà Mai, truyền hình sẽ không mất đi ngôi vị, khi các nghiên cứu cho thấy Internet và điện thoại di động được coi là các phương tiện quảng cáo bổ sung cho truyền hình. Giới doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thận trọng, thử nghiệm, nên thường chỉ dành ra khoảng 3-5% tổng ngân sách quảng cáo dành cho phương tiện này.

M&A - cơ hội và thách thức của các công ty quảng cáo Việt Nam

Việt Nam là một thị trường quảng cáo tiềm năng, với mức tăng trưởng 30%/năm, nên doanh nghiệp gia nhập thị trường ngày càng tăng.

Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA), trong số hơn 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam.

Trong số này, doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 50% và đềulà những tên tuổi lớn trên thế giới như Saatchi & Saatchi, Leo Burnett,Dentsu… nhưng lại nắm giữ đến 80% thị phần quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo truyền hình.

Các tập đoàn quảng cáo truyền thông nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nhanh hơn thông qua mua bán, sáp nhập (M&A) và hợp tác với doanh nghiệp trong nước.

Từ cuối năm 2008 đến nay đã có khoảng 10 cuộc "hôn nhân" giữa công ty truyền thông Việt Nam và tập đoàn truyền thông nước ngoài thông qua M&A hoặc liên doanh.

Các vụ này đều là tên tuổi hàng đầu thế giới về truyền thông, như Tập đoàn WPP (trụ sở tại Ireland) và Omnicom Group (trụ sở tại Mỹ).

Đây cũng là phương thức để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ quảng cáo, chứ không chỉ là làm đại lý, nhà thầu phụ cho các công ty quảng cáo nước ngoài.

Theo Công ty TNS Việt Nam, ngành bán lẻ đang thiệt hại nhiều nhất khi chỉ số lòng tin của người tiêu dùng tiếp tục sụt giảm (từ 68% năm 2012 xuống còn 56% năm 2013) khiến cho chi tiêu thực tế cũng giảm.

Những lĩnh vực đang chịu đựng sự xói mòn lòng tin của người tiêu dùng là bất động sản, xây dựng, sản xuất công nghiệp, giải trí, ăn uống, hàng điện tử.

Nguồn Đầu tư Chứng khoán


Sự kiện