“STADA Việt Nam” sẽ niêm yết trên HOSE
PYMEPHARCO (PME) đã nộp hồ sơ niêm yết 65 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE vào tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, Công ty chưa công bố thời gian niêm yết và giá tham chiếu chính thức. PME là một trong hai công ty sản xuất dược Việt Nam có dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP, nhờ công nghệ được chuyển giao từ cổ đông chiến lược STADA nắm giữ 49% cổ phần.
Công ty đã đạt được chứng nhận EU-GMP cho dòng sản phẩm viên mềm betalactam từ năm 2013. Thêm vào đó, Công ty đang tìm cách nâng cấp dòng thuốc bột pha tiêm dòng Cephalosporin từ chuẩn WHO-GMP lên EU-GMP vào tháng 11.2017. Để đạt tiêu chuẩn EU-GMP đỏi hỏi tiềm lực tài chính và năng lực chuyên môn cao trong việc xây dựng và vận hành hệ thống. Công nghệ hiện đại của PME cho phép công ty cạnh tranh hiệu quả trong kênh ETC (kênh bệnh viện, chiếm gần ½ doanh thu của PME), vì vậy cạnh tranh được với thuốc nhập chất lượng cao và vượt qua cuộc chiến giá cả với nhà sản xuất thuốc rẻ từ Trung Quốc và Bangladesh trong nhóm thấp hơn.
Công ty đang xây dựng một nhà máy non-belactam tiêu chuẩn EU-GMP khác, dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Nhà máy mới có công suất thiết kế 1,2 triệu sản phẩm/năm và cần vốn đầu tư 500 tỉ đồng. Đây sẽ là nhà máy tiêu chuẩn EU-GMP thứ ba của PME bên cạnh hai nhà máy viên mềm belactam và thuốc tiêm được đã nói ở trên.
PME đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 15% trong giai đoạn 2017-2020. Từ năm 2012 đến giờ, nhà máy Cephalosporin hầu như đóng cửa để nâng cấp lên chuẩn EU-GMP, vì vậy nhà máy giảm ti trọng doanh thu 20-25% xuống còn 1%. Nếu PME nâng cấp thành công nhà máy vào cuối năm nay như kế hoạch, công ty sẽ phục hồi dây chuyền sản xuất. Theo Chủ tịch HĐQT, nếu dây chuyền chạy với 50% công suất trong năm 2018 so với 1% như hiện nay thì doanh thu có thể tăng thêm 200-300 tỉ đồng, so với tổng doanh thu ước tính năm 2017 là 1,6 ngàn tỉ đồng.
PME hiện có 19 chi nhánh trên toàn quốc và mục tiêu mở rộng con số này lên 25, tập trung vào khu vực phía Bắc. Hiện nay, doanh thu OTC/ETC (bán lẻ/bệnh viện) là 52%/48% với kênh OTC gia tăng tỉ trọng so với những năm gần đây. Công ty dự định nâng đóng góp doanh thu từ kênh OTC lên 65% vào năm 2020 nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng số tuyệt đối cho cả 2 kênh. PME lên kế hoạch đạt được điều này qua (1) mở rộng điểm bán hàng từ 12,000 điểm hiện tại (so với 22,000 điểm của DHG, TRA), (2) thâm nhập mạnh hơn vào thị trường miền bắc, nơi công ty chưa thiết lập một chỗ đứng vững chắc, PME lên kế hoạch nâng doanh thu đóng góp từ miền bắc từ 18% lên 25%, và (3) tập trung vào sản phẩm.
Dự tính 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu PME đạt 1.200 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 215 tỉ đồng, tương đương 89% kế hoạch năm. PME dự kiến tăng trưởng 15%/năm cho cả doanh thu và LNST trong giai đoạn 2018-2019.
Cơ cấu sở hữu của PME rất cô đặc, với STADA nắm giữ 49%, như vậy giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đã hết. Ông Vũ Trường Việt giữ 13% cổ phần. Ông Việt cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT của chuỗi nhà thuốc Phano đang nắm giữ 7% cổ phần của Imexpharm.