Sóng ngành đã nổi?
Ngược lại, ở đáy của giai đoạn khủng hoảng, ngành tài chính và ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu xuống đáy và bắt đầu chuẩn bị bước sang một giai đoạn phục hồi. Đây cũng là thời điểm tốt để đầu tư vào các ngành này.
Thị trường chứng khoán được xem tấm gương phản chiếu nền kinh tế, dựa trên các kỳ vọng của giới đầu tư. Loại trừ giai đoạn sơ khai, kể từ khi quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đủ lớn, rất hiếm khi tất cả cổ phiếu trên thị trường cùng tăng hay cùng giảm. Sự phân hóa cổ phiếu diễn ra theo ngành thời gian qua khá rõ nét.
Chẳng hạn, mỗi giai đoạn các chỉ số chứng khoán xuống đáy thì bao giờ cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng dẫn dắt thị trường bước vào giai đoạn phục hồi. Kỳ vọng này dựa trên logic, chứng khoán khởi sắc, giao dịch bùng nổ, công ty chứng khoán thu được nhiều phí hơn và có thể có lãi từ hoạt động tự doanh. Sau đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa sang các nhóm ngành khác như ngân hàng, bất động sản, xây lắp, nguyên liệu cơ bản, thủy sản, khai khoáng…, giúp thị trường chung phục hồi.
Năm 2009 để lại nhiều cảm xúc cho giới đầu tư khi chỉ số VN-Index xuống mức thấp nhất trong lịch sử và phục hồi mạnh mẽ với 3 con sóng, giúp giới đầu tư gỡ gạc lại những mất mát trước đó: Giai đoạn đầu từ ngày 25/2/2009- 14/4/2009; giai đoạn thứ hai từ ngày 28/4/2009- 12/6/2009 và giai đoạn 3 từ ngày 21/7/2009- 23/10/2009. Trong cả ba giai đoạn này, các ngành đã liên tục thay phiên nhau trở thành đầu tàu, kéo các chỉ số chứng khoán vượt qua các ngưỡng cản (xem bảng 1).
Giai đoạn phục hồi thứ hai: Chỉ số VN-Index tăng từ 315,71 điểm lên 509,59 điểm và chỉ số HNX-Index tăng từ 111,95 điểm lên 182,92 điểm. Lần này nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn dẫn dắt thị trường, sau đó có sự đổi vai cho cổ phiếu ngành thép và xây dựng. Trong giai đoạn này, cổ phiếu các ngành dược phẩm, công nghệ, khoáng sản, năng lượng có mức phục hồi thấp.
Giai đoạn phục hồi thứ ba: Chỉ số VN-Index tăng từ 416,43 điểm lên 615,68 điểm và chỉ số HNX-Index tăng từ 140,37 điểm lên 214,27 điểm. Lần này đã có sự đổi ngôi quan trọng khi nhóm cổ phiếu xây dựng, thép, bất động sản trở thành 3 trụ cột phục hồi mạnh nhất. Cổ phiếu các nhóm ngành chậm phục hồi trong giai đoạn trước đây như thủy sản, khoáng sản cũng đã gia nhập nhóm cổ phiếu có mức tăng mạnh. Cổ phiếu các nhóm ngành dược phẩm, dịch vụ, năng lượng vẫn giữ mức phục hồi chậm. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối, cổ phiếu ngân hàng hụt hơi, xếp ở vị trí đội sổ với mức tăng chỉ bằng 1/5 mức tăng chung của thị trường.
Sau đó, đà tăng điểm của thị trường được nối tiếp bởi lực kéo của các cổ phiếu blue-chip thông qua động thái mua ròng của khối ngoại. Bên cạnh đó, các cổ phiếu nhỏ có tính chất đầu cơ đang được giao dịch sôi động, kéo giới đầu tư quay lại thị trường, hứa hẹn các con sóng ngành trong tương lai.
Nguồn Đầu tư chứng khoán