Ảnh: Quý Hòa

 
Công Sang Thứ Ba | 16/07/2019 10:01

Sendo: Kỳ tích của sàn thương mại điện tử Việt

Chọn hướng đi khác biệt giúp Sendo (Sen Đỏ) vươn lên mạnh mẽ giữa “chảo lửa” thương mại điện tử ở Việt Nam.

Là một nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhất nhì khu vực Đông Nam Á, thị trường Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều cái tên biến mất trong cuộc đua giành thị phần. Khá thú vị, một tên tuổi của Việt Nam là Sendo vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ qua từng năm.

Tháng 9.2012, sàn thương mại điện tử Sendo.vn được thành lập, khởi nguồn là dự án trực thuộc Tập đoàn FPT. Sau hơn 7 năm, hiện Sendo là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, phục vụ hơn 10 triệu khách hàng với 300.000 nhà bán hàng trên toàn quốc. Sendo là cái tên nội địa có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, đứng thứ 6 trong top 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á (theo iPrice). Sendo cũng được các đơn vị vận chuyển lớn ở Việt Nam như ViettelPost, VNPost, GHN… phải thừa nhận về quy mô.

Yếu tố giúp Sendo thành công là nhờ vào việc chọn mô hình phát triển khác biệt. Trong khi các đơn vị khác chọn đầu tư vào kho bãi, đội ngũ vận chuyển thì Sendo chọn phát triển một nền tảng kết nối các bên lại với nhau, hay còn gọi là mô hình C2C (khách hàng đến khách hàng). Ví dụ, Sendo không đầu tư vào kho bãi, nhưng có thể hợp tác với các đơn vị đã có lợi thế về kho bãi bài bản, chuyên nghiệp để phục vụ cho khách hàng.

Có thể thấy, khi khách hàng muốn mua món hàng, Công ty sẽ vận chuyển đến họ các thông tin cần thiết và chính xác về dịch vụ, sản phẩm, đơn vị giao nhận, cách thức thanh toán… để đảm bảo rằng trải nghiệm mua hàng là dễ dàng, thuận tiện nhất. Điều này cũng tương tự với bên bán, họ sẽ biết được lịch sử mua hàng của khách, các đơn vị giao hàng có chi phí tốt nhất… Những dấu ấn trong thời gian qua cho thấy định hướng đúng đắn của Công ty. Thế nhưng, cuộc chiến thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chưa đến hồi kết. Trong giai đoạn tới, thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn. Liệu rằng những kỳ tích Sendo tạo ra trong thời gian qua có giúp họ đạt được các thành tựu trong tương lai hay không?

Trước băn khoăn đó, ông Trần Hải Linh, Tổng Giám đốc Sendo, có những chia sẻ về tiềm năng và thách thức của thị trường này tại Việt Nam.

Ông có thể chia sẻ nhận định về thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong 7 năm qua?

Có sự thay đổi lớn trong thời gian qua. So với thời điểm sơ khai của thương mại điện tử, người mua hàng có tâm lý dè chừng, chỉ xoay quanh một số sản phẩm thuộc một số ngành hàng nhất định. Giờ đây, họ mua nhiều hơn, không chỉ là sản phẩm số, thời trang, sách báo mà còn cả các sản phẩm bảo hiểm, hoặc các chương trình học trực tuyến và trong tương lai là các dịch vụ tài chính. Tần suất mua hàng của người dùng cũng cao hơn, từ vài đơn lên hàng chục đơn một tháng.

Thứ đến, các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp đang đầu tư vào các lĩnh vực hậu cần cho thương mại điện tử như logistics, quảng cáo, các giải pháp về trí tuệ nhân tạo, dịch vụ đám mây… Tất cả các yếu tố này nói lên dấu hiệu của một thị trường đang trưởng thành.

Điều chúng tôi cảm thấy tự hào là Sendo đã đồng hành cùng thương mại điện tử trong thời gian qua. Đặc biệt, Sendo tập trung vào việc đưa hàng hóa dịch vụ đến người tiêu dùng bình dân trên khắp cả nước. Đến cuối năm nay, có 30% cửa hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là nằm ngoài TP.HCM và Hà Nội. Mục tiêu chúng tôi năm nay là đạt 1 tỉ USD giá trị giao dịch thông qua sàn Sendo.

Với thế mạnh là doanh nghiệp nội địa, Sendo thấu hiểu sâu sắc văn hóa, thị trường cùng khả năng linh hoạt nắm bắt những xu hướng tiêu dùng của người Việt. Một điểm thú vị nữa mà chúng tôi quan sát là khi thị trường mua bán trực tuyến nhộn nhịp, các mặt hàng nội địa, phần lớn tập trung trong lĩnh vực may mặc cũng bắt đầu phát triển tốt hơn và chúng tôi tin rằng sẽ còn nhiều thương hiệu nội địa phát triển trong thời gian tới.

Việc lựa chọn mô hình C2C đã giúp Sendo tạo ra nhiều kỳ tích, liệu rằng đây sẽ tiếp tục là định hướng của tương lai?

Đúng vậy. C2C là mô hình phù hợp vào thời điểm Sendo ra đời. Chúng tôi có thể có được nhiều hàng hóa trong thời gian ngắn với nhu cầu chưa quá cao về chất lượng dịch vụ lúc bấy giờ.

Sendo: Ky tich cua san thuong mai dien tu Viet

Qua thời gian, thị trường phát triển thì chuẩn phục vụ, hàng hóa cũng nâng lên theo. Thật khó để nói chúng tôi sẽ chọn mô hình nào trong tương lai. Trước mắt, chỉ có thể nói là Sendo sẽ liên tục cải tiến các mô hình hiện tại như với C2C hiện nay. Sendo không cần quá nhiều người bán mà cần chất lượng người bán. Các quy chuẩn được chọn khắt khe hơn và việc kiểm soát thông tin hàng hóa cũng chính xác hơn nhờ hỗ trợ bởi khả năng tự học của hệ thống.

Việc phát triển các dịch vụ mới sẽ được phát triển theo hướng nền tảng. Theo đó, Sendo đưa ra nền tảng cho các bên kết nối và kinh doanh trên cộng đồng người sử dụng chúng tôi. Như năm ngoái, chúng tôi ra đưa ra nền tảng thanh toán SenPay, sắp tới, chúng tôi sẽ đưa ra nền tảng kết nối các nhà giáo dục trực tuyến chẳng hạn.

Trong thời gian tới, Sendo sẽ tập trung đầu tư vào công nghệ, cũng như hoàn thiện hệ sinh thái toàn diện để cung cấp điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử. Trong đó, trải nghiệm người dùng trên di động là mối quan tâm lớn của Sendo.

Chuyện thu phí của các sàn được nhắc đến khá nhiều, ông có muốn chia sẻ gì về điều này?

Chúng ta hãy nhìn về bản chất của sự việc. Các sàn thương mại điện tử có 2 hình thức thu phí là thu phí hoa hồng trên đơn hàng thành công và thu phí quảng cáo. Hai trường phái này hình thành bởi các công ty thương mại điện tử lớn trên thế giới và các cái tên như JD.com, Amazon rất chuộng hình thức hoa hồng trên đơn hàng thành công vì người bán là các doanh nghiệp với số lượng đơn hàng lớn.

Sendo: Ky tich cua san thuong mai dien tu Viet

Với Sendo, với định hướng tập trung vào nhiều quy mô cửa hàng khác nhau, chúng tôi chọn thu phí dựa trên mô hình quảng cáo. Điều này phù hợp với thị trường Việt Nam, bởi quyền chủ động nằm trong tay người bán. Sau khi cân đối thu chi, chủ cửa hàng tự cảm thấy có nên dùng quảng cáo hay không.

Cho đến nay, chúng tôi thấy chiến lược này phát huy hiệu quả vì tốc độ tăng trưởng doanh số quảng cáo tương đương với tốc độ tăng trưởng của sàn.

Liệu có sàn thương mại điện tử nào tham gia vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới hay không, thưa ông?

Câu hỏi này khá thú vị. Theo tôi câu trả lời là có và không. Có là vì các sàn thương mại điện tử ngách vẫn tiếp tục gia nhập thị trường trong thời gian tới. Cách đây 8 năm, khi chúng tôi nói chuyện với các đối tác ở Nhật - một thị trường thương mại điện tử rất phát triển - thì được biết các trang thương mại đồ hiệu đã qua sử dụng, nhắm vào đối tượng khách hàng là nữ vẫn rất phát triển. Hay Pindoudou, nền tảng thương mại điện tử cho phép người sử dụng tham gia vào các giao dịch mua theo nhóm, vẫn phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc dù quốc gia này đã có các ông lớn như Alibaba hay JD.com.

Còn đối với các sàn thương mại nhắm vào quy mô lớn sẽ không còn cơ hội tham gia vì chi phí bỏ ra quá cao, thậm chí họ có chọn mô hình như Sendo thì cũng không còn phù hợp do mất tính thời điểm.

Khi các chương trình trợ giá như miễn phí giao hàng sẽ phải chấm dứt, các sàn sẽ cạnh tranh như thế nào?

Theo quan sát của Sendo, có 3 yếu tố khách hàng quan tâm khi mua hàng trên mạng. Thứ nhất là hàng hóa có thứ họ đang tìm kiếm hay không. Thứ 2 là người cung cấp dịch vụ có đảm bảo hay không. Cuối cùng là giá cũng như các loại phí khác. Khách hàng đến với sàn vì điều gì, sẽ bỏ đi nếu điều đó không còn. Nếu Sendo không cung cấp được thông tin họ cần thiết để tiến hành một giao dịch an toàn sẽ chẳng có lý do nào để họ ở lại