Với ShopeeFarm, nhà vườn có thể trực tiếp theo dõi phản hồi của khách hàng, kịp thời điều chỉnh mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
Nông dân Việt và những cơ hội mới với Thương mại điện tử
Không chỉ đơn thuần là những hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản ngắn hạn, TMĐT dần trở thành giải pháp kinh doanh bền vững cho người nông dân và là cầu nối đưa nông phẩm sạch với giá cả tốt đến tận tay người tiêu dùng.
Trong thời gian vừa qua, Shopee đã tích cực phối hợp với Bộ Công Thương, Cục xúc tiến Thương mại cùng các đơn vị phân phối nông sản, triển khai chương trình ShopeeFarm với nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại tỉnh Tiền Giang, Sơn La và Bắc Giang và ghi nhận nhiều kết quả nổi bật.
Thông qua hệ sinh thái tích hợp và những lợi thế sẵn có, Shopee không chỉ tập trung vào việc tìm đầu ra cho các nông sản mà còn tạo điều kiện cho hộ kinh doanh, các hợp tác xã và các doanh nghiệp địa phương tiếp cận các hình thức kinh doanh mới, xây dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm thành công trên nền tảng TMĐT.
Với ShopeeFarm, nhà vườn có thể trực tiếp theo dõi phản hồi của khách hàng, kịp thời điều chỉnh mẫu mã, chất lượng sản phẩm; có điều kiện tìm hiểu và tiếp cận thị trường tốt hơn từ những phản ứng xác thực của người dùng thông qua sức mua và lượng đơn hàng; chủ động lên kế hoạch mùa vụ, hạn chế tồn đọng và nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới giá trị cao hơn.
Chương trình đã hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh sầu riêng tại Tiền Giang phát triển thêm sản phẩm hộp sầu cắt múi, cấp đông. Sản phẩm mới bảo quản được lâu và tiêu thụ quanh năm, giảm thiểu nhiều hạn chế so với phương thức truyền thống. Hiện sầu riêng cấp đông được phân phối cho nhiều đối tác đa kênh và được đề nghị xuất khẩu ra nước ngoài.
Việc đóng gói hàng hóa theo quy chuẩn và chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối mà không thông qua các thương lái, giá trị nông sản sẽ gia tăng cả về mặt chất lượng lẫn hình thức. ShopeeFarm đã giúp các nhà vườn xử lý nhanh và đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm nông sản tươi sống, sản phẩm được cho là khó tiêu thụ trong giai đoạn bị tác động bởi Covid-19.
Nông dân hiện nay không còn phụ thuộc nhiều vào các hình thức vận chuyển truyền thống, thay vào đó tận dụng cách thức giao hàng mới nhanh chóng hơn từ sàn TMĐT, mở rộng phạm vi đến các địa phương ở xa. Nhờ đó, mận Mộc Châu, Sơn La đến TP HCM và măng cụt tại Cầu Kè, Trà Vinh giao ra Hà Nội chỉ trong hời gian ngắn, đảm bảo độ tươi ngon của nông sản.
Thông qua chương trình, người nông dân còn được chia sẻ và học hỏi cách thức truyền thông cho sản phẩm cùng hợp tác xã, có cơ hội tiếp cận thêm nhiều đối tác trong và ngoài nước. thông qua nhiều hình thức quảng bá mới như livestream, các chương trình ưu đãi giảm giá, miễn phí vận chuyển tại các sự kiện mua sắm lớn mỗi tháng của sàn. Chương trình còn giúp các Sở ban ngành hiểu rõ cách thức hoạt động cũng như các chiến dịch lớn của sàn Shopee, từ đó có thể lên kế hoạch cho các chương trình ra mắt sản phẩm theo hướng đồng bộ với các chương trình của sàn TMĐT, gia tăng hiệu quả quảng bá.
Không dừng lại ở mục tiêu tiêu thụ nông sản của một số tỉnh nhất định, ShopeeFarm hướng đến việc hỗ trợ HTX, Sở Công Thương các trên toàn quốc quảng bá và giới thiệu nông sản của địa phương. Với những ví dụ điển hình của về hiệu quả kinh doanh trên sàn TMĐT, Shopee mong muốn tiếp tục hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy thêm nhiều đơn vị cùng tham gia vào các chương trình ứng dụng TMĐT, góp phần hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ trong chuyển đổi số nông nghiệp.
Dự kiến trong Quý 3.2021, ShopeeFarm sẽ tiếp tục đồng hành cùng Cục Xúc Tiến Thương Mại, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương, và Sở Công Thương các tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Hưng Yên, Bình Thuận, Đăk Lăk, Cần Thơ để triển khai chương trình tại các địa phương này, nhằm giúp bà con tiêu thụ sản phẩm và quảng bá giới thiệu các sản phẩm của địa phương tới người dân trên cả nước thông qua sàn TMĐT Shopee.