Thứ Hai | 30/06/2014 05:30

Nhiệt độ toàn cầu đạt kỷ lục mới

Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất trong tháng 5 vừa qua cao hơn nhiệt độ của tất cả các tháng 5 những năm trước đây kể từ năm 1880.
Theo số liệu mới đây của Cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất trong tháng 5 vừa qua cao hơn nhiệt độ của tất cả các tháng 5 những năm trước đây kể từ năm 1880.

Nhiệt độ hàng tháng cao hơn 1,330F so với mức trung bình tháng 5. Con số này có vẻ không nhiều, nhưng trên phạm vi toàn trái đất con số này thực sự khổng lồ.

Nhưng phần lo lắng thực sự không phải là cái chúng ta đã đạt được kỷ lục mới mà là chúng ta đang sống trong một thời kỳ đầy những kỷ lục mới. Một trong những kỷ lục mới là nhiệt độ nắng nóng. Để biết những tháng 5 nóng nhất trong những năm trước kia, bạn không phải tìm đâu xa: 4 trong số 5 tháng 5 nóng nhất diễn ra từ năm 2010 đến nay. Ngày càng khó hơn để tìm được một tháng 5 mát mẻ. Tháng 5 gần đây nhất có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình của thế kỷ 20 là 39 năm trước.

Nhiệt độ hành tinh nóng lên chủ yếu do sự gia tăng nhanh chóng của hiệu ứng nhà kính vào khí quyển kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện tượng toàn cầu nóng lên đã và đang diễn ra trên toàn thế giới dẫn đến hiện tượng sóng nhiệt lớn hơn, nước biển dâng cao và những thay đổi về lượng mưa.

Nhiệt độ trung bình của đất liền và bề mặt đại dương trong tháng 5 là 58,60F. Nhiệt độ trong tháng 5 khá khác biệt trên toàn cầu. Vùng Trung Á đặc biệt khô nóng, trong khi các vùng thảo nguyên ở châu Âu và Trung Quốc, nhiệt độ ở mức thông thường hoặc thấp hơn mức thông thường. Tại Mỹ, 37% diện tích đất tiếp giáp nhau bị khô hạn khi điều kiện trở nên xấu hơn tại Kansas và Oklahoma. 1/3 diện tích California hiện bị đánh giá là “khô hạn khác thường”.

Nguồn: NOAA
Nguồn: NOAA

Theo Trung tâm Dự báo Khí hậu NOAA, có đến 80% khả năng El Nino sẽ diễn ra tại Bán cầu Bắc vào năm tới.

Hãy làm quen với điều này. Các dạng thời tiết như vậy có thể là một phần trong tiêu chuẩn mới về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

EU thiệt hại 259 tỷ USD do hiện tượng nóng lên toàn cầu

Thiệt hại do hiện tượng nóng lên toàn cầu mà EU phải gánh chịu có thể lên đến ít nhất 159 tỷ euro (259 tỷ USD)/năm trong giai đoạn 2071-2100, theo kết quả nghiên cứu của khối EU 28.

Trung tâm nghiên cứu chung của EU (JRC) cho biết, thiệt hại về mức thịnh vượng có thể lên đến 1,8% GDP nếu EU không có bất kỳ hành động nào và nhiệt độ toàn cầu tăng 3,50C (6,30F).

Sự biến đổi khí hậu sẽ tác động đến 9 lĩnh vực kể cả nông nghiệp, sức khỏe con người và tình hình khô hạn. Tỷ lệ chết sớm sẽ gây tổn thất 120 tỷ euro, tiếp theo là tác động đến các bờ biển gây thiệt hại 42 tỷ euro và ngành nông nghiệp sẽ gánh chịu thiệt hại 18 tỷ euro.

Tác động dự kiến lên các yếu tố như năng suất nông nghiệp, lũ lụt tại các dòng sông và thiệt hại về cơ sở hạ tầng được kết hợp vào mô hình kinh tế để đánh giá tác động lên mức thịnh vượng của hộ gia đình. Thiệt hại do biến đổi khí hậu được tính toán dựa trên giá trị euro năm 2005 và sử dụng các yếu tố kinh tế và dân số hiện tại.

Theo kết quả nghiên cứu, nếu nhiệt độ tăng thêm 3,50C, năng suất mùa vụ của EU sẽ giảm 11% chủ yếu do sự sụt giảm 20% tại Nam Âu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong do nắng nóng có thể tăng 2 lần lên 200.000 người/năm, thiệt hại do lũ lụt tại các dòng sông có thể lên đến 11 tỷ euro và 8.000 km2 rừng có thể bị thiêu cháy tại Nam Âu.

Nam Âu và Trung Âu có thể phải gánh chịu 70% mức thiệt hại, trong khi Bắc Âu gánh chịu 1%, Anh và Ailen 5%.

Với việc áp dụng các chính sách cắt giảm hiệu ứng nhà kinh với mức độ ấm lên toàn cầu giới hạn ở 20C, chi phí cho biến đổi khí hậu tại EU có thể giảm xuống 128 tỷ euro với tỷ lệ tử vong do nắng nóng sẽ giảm 23.000 trường hợp, thiệt hại về sức khỏe người giảm 34 tỷ euro, thiệt hại về nông nghiệp giảm 16 tỷ euro và thiệt hại tại các vùng bờ biển giảm 8 tỷ euro.

Nguồn Theo DVO/Gafin


Sự kiện