Thứ Bảy | 16/08/2014 14:28

Ngành gỗ đang "nhường" sân nhà

Xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng ngành gỗ Việt Nam lại đang thua đau ở thị trường nội địa. Các cơ quan nhà nước cũng dùng hàng nội thất nhập khẩu.

Mải "đem chiêng đi đánh xứ người"

Lướt qua nhiều phố nội thất ở Hà Nội, thật không dễ để tìm được những sản phẩm "made in ViệtNam", mà đa phần là hàng Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia… Tại Melinh Plaza, một trongnhững siêu thị nội thất lớn tại Hà Nội, có tới 80 - 90% sản phẩm nội thất được bày bán là hàngngoại nhập, từ bàn ăn, bàn làm việc, ghế sofa, giường ngủ, bàn ghế văn phòng….

Nhân viên tư vấn của siêu thị Melinh Plaza cho hay, trong nước cũng có nhiều sản phẩm nội thấtcó chất lượng tốt của Xuân Hòa, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai… Tuy nhiên, sản phẩm trong nước thườngkhông đa dạng mẫu mã, hình thức cũng không đẹp bằng hàng nhập khẩu, trong khi giá cả còn đắt hơn,nên nguời tiêu dùng không ưa chuộng.

Theo Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, nước ta nằm trong 6 nước xuất khẩu gỗ hàng đầuthế giới. Các doanh nghiệp (DN) gỗ tự hào bởi gỗ là một trong những mặt hàng nông lâm sản không bịphụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chinh phục được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, NhậtBản… Tuy nhiên, trong khi mải mê "đem chiêng đi đánh xứ người", họ lại để trống thị trường nội địacho DN nước ngoài thỏa sức tung hoành.

Tại Hội thảo nâng cao năng lực cung cấp thông tin về FLECT - VPA, bà Nguyễn Tường Vân - Phó vụtrưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn) chỉ ra một thực tế đáng quan ngại: "Hiện nay, thị trường gỗ nội địa đang bị bỏ trống chocác DN Trung Quốc, Đài Loan… Rất nhiều công sở, ngay cả phòng họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn cũng toàn hàng Đài Loan, Trung Quốc. Đây là điều đáng xấu hổ cho một quốc gia đứng đầuthế giới về xuất khẩu gỗ".

Đã đến lúc doanh nghiệp ngành gỗ cần đánh giá đúng tầm quan trọng của thịtrường nội địa.

Đồng tình với ý kiến này, ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cũngcho biết, trên 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước là của các công ty đa quốc gia, công ty cóvốn đầu tư nước ngoài. Thị trường gỗ trong nước đang bị lấn át bởi sản phẩm nhập khẩu hay được sảnxuất theo mẫu mã nhập từ nước ngoài.

Lý giải thực tế trên, bà Vân cho rằng, dù xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam chủ yếuxuất khẩu ở dạng dăm gỗ, xuất khẩu nguyên liệu thô, chứ ít xuất khẩu sản phẩm nội thất có giá trịgia tăng cao (chỉ chiếm 4% thị phần nội thất xuất khẩu thế giới).

Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam cũng thừa nhận, trong tổng giá trị hàng tỷ USD gỗ xuấtkhẩu mỗi năm, tỷ lệ những sản phẩm do chính doanh nghiệp Việt thiết kế chiếm rất khiêm tốn, chưađến 10 triệu USD.Khó chiếm lại thị trường

Một nhân viên của Công ty Kiến trúc và Nội thất N.A.N cho biết, sản phẩm nội thất trong nước tậptrung vào số ít DN và phân rõ thị phần hai miền Nam - Bắc. Thị trường miền Bắc chủ yếu thiên về sảnxuất hàng nội thất bình dân, phục vụ trường học, các công ty nhà nước với giá cả chấp nhận được nhưHòa Phát, Nội thất 190... Trong khi đó, các công ty nội thất ở phía Nam tập trung sản xuất hàng caocấp cho các showroom, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp… như AA corporation, Công ty AHD -Phố xinh…

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam cho hay, thị trườnggỗ nội thất trong nước có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh, vì nhu cầu sắm đồ gỗ của các hộ gia đìnhtương đối lớn (6 triệu đồng/hộ/năm). Bên cạnh đó, nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phòng chothuê và các khu đô thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh.

Dù vậy, ông Quyền cũng thừa nhận, sản phẩm trong nước chưa cạnh tranh được với hàng nhập khẩu ởmảng bán lẻ, mà chỉ mới đi được vào một số công ty, công trình, dự án. Trên thực tế, hầu như chỉ cócác làng nghề, các DN nhỏ mới tham gia sản xuất hàng nội thất với quy mô nhỏ, còn các DN gỗ có quymô lớn thường chỉ chú trọng xuất khẩu.

"Chỉ cần có vài hợp đồng xuất khẩu là đủ để doanh nghiệp sản xuất nửa năm trời, lại không phảilo đầu ra hay lo thiết kế. Trong khi nếu sản xuất hàng bán trong nước thì số lượng nhỏ mà chưa biếtcó bán được không. Hơn nữa, mạng lưới phân phối của DN gỗ trong nước không có, nên cạnh tranh bánlẻ là rất khó", giám đốc một DN gỗ cho biết.

Ngoài ra, việc phụ thuộc tới 80% nguyên liệu và gần như 100% phụ liệu nhập khẩu cũng là lý dokhiến đồ gỗ nội thất không thể cạnh tranh trên sân nhà. Hiện hầu hết các linh phụ kiện sản xuất đồgỗ nội thất như mâm xoay, tay nắm, vít pát, bản lề, thanh trượt, bánh xe, chân bàn, khung sắt… đềuđược nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trước tình hình trên, bà Nguyễn Tường Vân cho rằng, đã đến lúc DN ngành gỗ cần đánh giá đúng tầmquan trọng của thị trường nội địa để lấy lại thị trường này. Còn ông Nguyễn Tôn Quyền kỳ vọng, vớiphong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đang được đẩy mạnh, ngành gỗ sẽ dần chiếmlĩnh sân nhà.

Nguồn Báo Đầu Tư


Sự kiện