Thứ Ba | 18/02/2014 13:16

Năm 2013, thương mại hai chiều Pháp-Việt đạt 3,5 tỉ EUR

Theo số liệu thống kê của Hải quan Pháp, trong năm 2013, giá trị trao đổi thương mại 2 chiều của Việt Nam-Pháp đạt mốc 3,5 tỷ EUR.
Dược phẩm vẫn là sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Pháp   Dược phẩm vẫn là sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Pháp
Dược phẩm vẫn là sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Pháp Dược phẩm vẫn là sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Pháp

Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 2,79 tỷ EUR, tăng 4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 704 triệu EUR, tăng 14,7%.

Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vào Pháp, như máy móc linh kiện điện tử (956 triệu EUR), dệt may (323 triệu EUR), giầy dép (484 triệu EUR), thủy sản (76,9 triệu EUR), cà phê và tiêu (86,2 triệu) vẫn duy trì thị phần hoặc tăng nhẹ so với năm 2012 từ 1% – 4%. Đặc biệt trong năm 2013 chứng kiến tăng trưởng mạnh lên tới hơn 300% của nhóm hàng nguyên liệu dược phẩm. Nếu trong năm 2012 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 36 nghìn EUR thì trong năm 2013 đã tăng lên tới 142 nghìn EUR

Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có được thị trường nhất định và có thể khai thác thêm. Đứng đầu là các sản phẩm đan lát thủ công với giá trị xuất khẩu tuy chỉ đạt 5,9 triệu EUR nhưng chiếm tới hơn 10% thị trường nhập khẩu của Pháp, là mặt hàng chiếm thị phần cao nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp. Các sản phẩm túi làm từ da, với giá trị xuất khẩu đạt trên 80 triệu EUR và chiếm 2,5% thị trường. Các chế phẩm thực phẩm từ thịt, cá và các động vật khác cũng có giá trị xuất khẩu lên tới 26 triệu EUR và chiếm 1,5% thị trường.

Về nhập khẩu, Dược phẩm vẫn là sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Pháp với giá trị 142,60 triệu EUR (tăng 2% so với 2012), sản phẩm cơ khí đạt 49 triệu EUR (giảm 18% so với 2012), máy móc linh kiện điện tử đạt 49,7 triệu EUR (giảm 15% so với 2012). Thiết bị hàng không (chủ yếu là máy bay và thiết bị vệ tinh) cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Pháp vào Việt Nam, tuy nhiên giá trị này thay đổi lớn theo từng năm do phụ thuộc vào hợp đồng giao hàng giữa các bên. Năm 2013, giá trị nhập khẩu của mặt hàng này vào Việt Nam lên tới 106,6 triệu EUR (so với 6 triệu EUR của năm 2012).

Ngôn Dân (tổng hợp)

Nguồn Báo Đất Việt


Sự kiện