Thứ Bảy | 18/05/2013 15:07

Lộ diện định dạng thương mại mới

Thương mại toàn cầu dưới tác động đổi mới công nghệ mang tính gia tốc dù còn sơ khai song đã tạo dựng những định dạng mới cho thương mại Việt Nam.
Thương mại thay đổi theocông nghệ

Nền thương mại Việt Nam hội nhập quốc tế toàn diện từ khi gia nhậpWTO năm 2007, chịu tác động lớn của xu hướng thương mại toàn cầu, vận hành trên cơ sở đổi mới côngnghệ, dù trình độ chưa cao.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng- Đại học Kinh tế quốc dân- nhận định:Thương mại dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế quy mô đang được thay thế dần bằng lợi thế đổi mớimang tính gia tốc của công nghệ và kinh tế tri thức. Mức độ lan tỏa nhanh của công nghệ vừa làm mấtđi- xuất hiện các sản phẩm, vừa hình thành những phân đoạn mới của thị trường với mức độ cạnh tranhgay gắt. Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền thương mại toàn cầu, nên chịu ảnh hưởng khôngnhỏ từ các tác động này.

Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sau 20 năm, trong bốicảnh khủng hoảng kinh tế vẫn sâu rộng. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đặcbiệt là tỷ trọng hàng chế tạo tăng lên, mặc dù các sản phẩm chế tạo của Việt Nam hầu hết đều thuộckhu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2012, khu vực FDI đóng góp 17,7% mức tăng trưởng thươngmại, trong khi khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,6%, nhưng sự chuyển dịch đó đang phản ánhsự vận động theo hướng thương mại dựa trên những tác động của biến đổi công nghệ.

Ông Lạng nhận xét: Cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng đổimới công nghệ đang tạo nên định dạng mới, dù còn rất sơ khai đối với nền thương mại Việt Nam trongnăm 2012 và 2013.

Thích nghi với định dạng mới

Với tốc độ tăng trưởng cao dựa trên tiềm lực đổi mới công nghệ giatốc, khu vực FDI sẽ dẫn đầu về thương mại của Việt Nam trong năm 2013.

Theo TS Theodore Talbot- Đại học Copenhagen (Đan Mạch)- doanhnghiệp tạo đầu ra từ đầu vào lao động và vốn, còn công nghệ kết hợp các loại đầu vào và tăng cườngđầu ra. Khi tăng tỷ lệ chuyển giao công nghệ mà các điều kiện khác không đổi, sẽ làm tăng chấtlượng- số lượng đầu ra. TS Theodore Talbot cho rằng, có được công nghệ mới, thông qua chuyển giaocông nghệ hay lan tỏa công nghệ, là một trong những lý do thu hút FDI của Việt Nam.

Dù mức độ còn sơ khai, song theo ông Lạng, những định dạng thươngmại mới này phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng thương mại toàn cầu dự trên đổi mới côngnghệ mang tính gia tốc.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cảnh báo, thương mại điện tử ViệtNam phát triển mạnh, việc khắc phục những hạn chế của thương mại dựa trên đổi mới công nghệ gia tốccó khả năng tạo điều kiện để nền thương mại Việt Nam phát triển theo hướng đón đầu như một sự tậndụng lợi thế "kẻ đi sau", nhưng quá trình sao chép các sản phẩm mới sẽ ngày càng tinh vi hơn donhững khoản lợi ích thương mại thu được từ các sản phẩm mới sẽ rất lớn. Thị trường dịch vụ bảo hộbản quyền và sáng chế cũng sẽ tăng lên, kéo theo mức độ tinh vi của các sao chép, bắt chước tănglên tương ứng. Tỷ lệ sản phẩm mang tính trung gian cũng sẽ gia tăng do tính quy luật của việc tiếpcận dần đến sản phẩm công nghệ cao từ những khâu công việc đơn giản, tiêu tốn lao động giản đơntrong chuỗi giá trị.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 có thể vượt ngưỡng 300 tỷUSD. Theo ông Lạng, dựa trên những định dạng phù hợp, Việt Nam cần có những phản ứng hiệu quả, kịpthời với tình hình để đưa nền thương mại phát triển đúng hướng. Cụ thể, cần tiếp tục hoàn thiện thểchế thương mại kinh tế quốc tế theo hướng phù hợp với bản chất của một nền thương mại dựa trên đổimới công nghệ mang tính gia tốc; hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao;coi trọng thu hút FDI công nghệ cao và đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu phát triển.

Nguồn Báo Công thương


Sự kiện