80-90% các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức về ESG – chuyển đổi xanh.
Hợp tác thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp
Mệnh lệnh Xanh và thực tế
Bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng phụ trách, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết doanh nghiệp đã có nhận thức 80-90% về ESG. Cũng theo bà Thuỷ hiện đã có chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh nhưng còn nhiều điều phải làm để cụ thể hoá thực hiện mục tiêu đề ra để đạt được Net Zero vào năm 2050. Nhằm triển khai chiến lược này, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 882/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 vào năm 2022.
Mặc dù nhận thức cao nhưng doanh nghiệp Việt nam vẫn còn e dè với việc chuyển đổi. Cụ thể, khảo sát của hơn 2.700 doanh nghiệp Việt Nam của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho thấy có đến 64% doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chuẩn bị cho chuyển đổi xanh.
Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các rào cản và hạn chế về kinh nghiệm, vốn đầu tư và trang thiết bị hiện đại, cũng như nguồn cung ứng lao động có chuyên môn, các yếu tố kể trên đã khiến nhóm này bị tụt lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh. Bên cạnh đó, một trong những lí do quan trọng khiến các doanh nghiệp chần chừ trong công cuộc chuyển đổi xanh chính là sự thiếu hụt về các nghiên cứu, dữ liệu và cẩm nang thành công trước đó. Điều này ảnh hưởng đến quá trình đánh giá rủi ro và tiềm năng của các dự án, kế hoạch "chuyển đổi xanh" của doanh nghiệp.
Hợp tác tăng cường chuỗi cung ứng xanh
Trên thực tế việc chuyển đổi xanh của doanh nghiệp có thể bắt đầu từ việc xây dựng chuỗi cung ứng bài bản. Tại tọa đàm “Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh và công bố FIATA World Congress 2025” các chuyên gia đã chỉ ra rằng ngành vận tải nói chung đóng góp 24% lượng khí thải toàn cầu. Trong lĩnh vực logistics Việt Nam, trên 50% là chi phí vận tải, vì vậy lượng khí thải rất lớn.
Các chuyên gia chỉ ra rằng ngành vận tải nói chung đóng góp 24% lượng khí thải toàn cầu. |
Như vậy tối ưu hóa chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp góp phần vào mục tiêu Net Zero của chính phủ và quan trọng hơn đây là dịch vụ có thể đồng hành cùng đối tác thứ ba.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong chuỗi cung ứng và xác định mục tiêu cụ thể trong phát triển bền vững trên toàn cầu, DKSH, đối tác phát triển thị trường cho nhiều doanh nghiệp, đã ứng dụng những sáng kiến “xanh hoá” chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường khi mức phát thải môi trường ghi nhận 70% tổng lượng bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông. Trong đó, hoạt động vận chuyển cũng làm tăng lượng phát thải trong môi trường. Xử lý số lượng lớn đơn hàng một ngày, DKSH thiết lập các quy trình giao hàng tiêu chuẩn thông qua các nhà cung cấp vận chuyển địa phương, đồng thời ưu tiên sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn nhiên liệu có thể tái tạo. Từ đó, các hoạt động giao hàng cũng được tối ưu hóa bằng cách xem xét các yếu tố như loại xe, lịch trình và tuyến đường giao hàng phù hợp với khối lượng và tần suất cụ thể của các điểm giao hàng. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tối ưu hóa hiệu quả về chi phí trong việc thúc đẩy vận chuyển.
Tiếp đến, mục tiêu giảm phát thải carbon luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp, bao gồm cả DKSH. Điều này đòi hỏi sự kỹ lưỡng từ bước đề ra kế hoạch cho đến khi thực hiện, đặc biệt là sự phức tạp của việc quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và biến động không ngừng của thị trường.
Để thúc đẩy bền vững, quản lý chất thải là một yếu tố quan trọng đối với các nhà lãnh đạo SCM. Trong quá trình chuẩn bị hàng hóa để giao hàng, các công ty thường sử dụng các vật liệu như thùng carton và màng nhựa để bọc pallet, góp phần tạo ra chất thải bao bì. Đặc biệt, các sản phẩm yêu cầu kiểm soát nhiệt độ liên tục đòi hỏi lượng bao bì lớn hơn, tạo ra lượng chất thải bao bì nhiều hơn. Theo đó, DKSH đã tích cực triển khai các sáng kiến trong lưu trữ và giao hàng như thay thế màng căng bằng dây rằng co, cắt nhỏ thùng carton đã qua sử dụng làm chất liệu độn trong thùng hàng, tái sử dụng thùng xốp,…
Toàn bộ quá trình chuyển đổi này là ví dụ điển hình cho cam kết của công ty trong việc giảm thiểu tác động tới môi trường nhưng vẫn đảm bảo hoạt động vận hành hiệu quả. Qua đó, DKSH khẳng định vai trò đối tác của mình với hàng ngàn doanh nghiệp ở nhiều thị trường, đặc biệt trong nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
DKSH đã và đang thực hiện tốt các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng bền vững tại thị trường Việt Nam. |