Trung bình, một doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 83% chi phí khi sử dụng Udemy Business so với các phương pháp huấn luyện truyền thống.
Học tập, phúc lợi cho nhân viên
Ngay khi phiên thuyết trình về ứng dụng A.I trong dựng hình và viết bài vừa kết thúc, Ánh Nguyệt, người phụ trách nội dung của FUNiX, đối tác độc quyền của Udemy tại Việt Nam, vội chạy theo 2 diễn giả vừa rời khỏi sân khấu. Cô đã theo đuổi những vị CEO này từ ngày tên tuổi của họ nổi lên trong giới A.I vài tháng trước. Đó là một trong những cách cô đảm bảo cho Udemy, nền tảng dạy học trực tuyến đến từ Mỹ, có thêm gần 200 khóa học bằng tiếng Việt chỉ sau gần 2 năm thâm nhập.
Nếu những nền tảng khác chinh phục thị trường học trực tuyến bằng những chứng chỉ có dấu mộc danh giá nhưng mất nhiều thời gian để ra mắt một khóa học mới, Udemy chọn tốc độ làm ưu thế cho mình. Nền tảng ưa thích sự năng động và biến đổi không ngừng có đến một nửa trong số 210.000 khóa học liên quan đến công nghệ.
Sự nhanh nhạy đã giúp Udemy gần như đi trước những sản phẩm A.I nổi tiếng, khóa học về ChatGPT ra mắt chỉ 1 tháng sau, các khóa học về AWS, Terraform hay Azure thậm chí còn được phát hành trước khi những nền tảng này ra mắt. Một yếu tố khác làm nên tốc độ cho Udemy là mô hình chợ lớp học (marketplace) cho phép “ai cũng có thể là giảng viên”. Sự cởi mở này đã giúp nền tảng có tuổi đời 14 năm bổ sung đều đặn 4.800 khóa học mới mỗi năm.
Một khảo sát của PwC cho biết 63% CEO ở châu Á nghi ngờ khả năng sinh tồn kinh tế trong thập kỷ tới, và 60% nói rằng kỹ năng của nhân viên là rào cản cho sự phát triển. Do đó, doanh nghiệp cần đào tạo lại nguồn nhân lực. Kho 26.000 khóa học đa dạng trong chu đề của Udemy Business, nền tảng học tập dành cho doanh nghiệp của Udemy, góp phần giải bài toán tái đào tạo (reskill) hay nâng cấp (upskill) cho người lao động của doanh nghiệp. PwC cho biết 30% các kỹ năng hiện giờ sẽ trở nên không cần thiết.
“Bạn không thể tiến về phía trước nếu bạn thiếu nhiều thứ”, ông Richard Qiu, Chủ tịch Quỹ New Ventures tại Udemy nói. Trong bối cảnh hiện tại, môi trường kinh doanh biến đổi rất nhanh cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nếu người lao động không tự học để tái đào tạo hoặc nâng cấp thì sẽ thấy mình bị lạc hậu một cách nhanh chóng và rất dễ bị “loại khỏi cuộc chơi” bởi những người giỏi hơn và bởi A.I.
“Đó là lý do tại sao mỗi người phải luôn bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình để không ngừng nâng cấp, biến mình trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân”, bà Nguyễn Thanh Thảo, CEO Chứng khoán Thiên Việt (TVS) nói.
Bản thân TVS, một công ty chứng khoán được thành lập từ 2006 nhưng luôn định hình mình là công ty khởi nghiệp, là một hình mẫu cho việc học tập không ngừng. Bằng việc tham gia Udemy Business, tất cả người lao động của Công ty đều có cơ hội lựa chọn những khóa học phù hợp với nhu cầu phát triển của bản thân và doanh nghiệp. Với nền tảng trực tuyến, vừa hiện đại, vừa thân thiện với người dùng, Công ty có thể dễ dàng quan sát và nắm bắt được tình hình học tập của người lao động, từ đó có những hướng dẫn và khích lệ kịp thời và phù hợp, đảm bảo năng lực tổ chức được phát triển đúng định hướng. Nếu so sánh giữa chi phí bỏ ra với hiệu quả đạt được trên toàn tổ chức thì thật sự họ đã tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Trung bình, một doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 83% chi phí khi sử dụng Udemy Business so với các phương pháp huấn luyện truyền thống. Trong khi doanh thu trung bình của các khách hàng hiện hữu của Udemy Business tăng 25 triệu USD mỗi năm, họ đồng thời tiết kiệm 1 triệu USD chi phí tuyển dụng mới vì những người lao động hiện tại đã được nâng cấp kỹ năng để phù hợp với công việc.
Tuy linh động thời gian, việc học trực tuyến đòi hỏi nhiều nỗ lực để hoàn thiện khóa học hơn việc học tập trung. Điều quan trọng nhất là phải giúp người lao động nhận ra được “điểm mù” của họ và khuyến khích để họ mạnh dạn bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình, luôn sẵn sàng và thậm chí khao khát được học.
“Khi một việc làm xuất phát từ nhu cầu và sự đam mê, khao khát thì hiệu quả sẽ cao nhất”, CEO của TVS chia sẻ. Cũng như tất cả các công ty khác đều phải quản lý hoạt động đào tạo, nhưng TVS không dùng cơ chế giám sát gò bó để ép người lao động học. Thay vào đó, họ kết hợp nhiều cách khác nhau để khích lệ họ học. Chẳng hạn, các trưởng bộ phận chính là các đại sứ học tập của bộ phận đó, sẽ luôn là người gương mẫu trong việc tham gia các khóa học trên Udemy Business và lan tỏa tinh thần học tập đó xuống cho các thành viên.
Các buổi “Coffee & Learn” cũng được tổ chức định kỳ hằng tháng để các thành viên trong Công ty có cơ hội được chia sẻ những điều mình tâm đắc trong các khóa học trên Udemy Business. Bà Thảo cho biết hoạt động này được ví như hiệu ứng cánh bướm để lan tỏa kiến thức và tinh thần học tập trong Công ty.
Việc học tập được kỳ vọng sẽ đóng góp cả trực tiếp và gián tiếp vào kết quả kinh doanh của công ty. Một khảo sát do IDC Research tiến hành vào năm 2022 cho biết những nhân viên dùng Udemy Business tăng 27% năng suất trung bình. Trong khi đó, mức tăng năng suất với toàn bộ người dùng là 12%, tương ứng với 4,8 giờ năng suất tăng thêm mỗi tuần.
CEO của Galaxy Studio, bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết khi nhân viên bắt kịp các xu hướng và cập nhật kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyên môn sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên. “Khi được tạo điều kiện học tập, nhân viên sẽ có thêm động lực làm việc và gắn kết với tổ chức”, bà Mai Hoa nói thêm.