Hàng dệt may Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc
→Dệt may thế giới chững lại, Việt Nam tăng mạnh
→Dệt may Việt Nam giữa xung đột thương mại Trung – Mỹ
Việt Nam cũng đang được đánh giá là nhà cung cấp hàng may mặc có lợi thế lớn nhất ở Hàn Quốc, nhiều khả năng sẽ sớm vượt qua Trung Quốc trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất tại thị trường này.
Hàn Quốc vị trí thứ tư xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam
Cách đây 3 năm, khoảng cách thị phần dệt may tại Hàn Quốc của Trung Quốc và Việt Nam chênh lệch nhau khá lớn, lần lượt là 40% và 30%, tuy nhiên, hiện nay con số này đã thu hẹp khoảng cách xuống lần lượt là 34% và 33%.
Mặt khác, theo Tổng cục Hải quan, Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong số các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, tiến sát thị trường Nhật Bản, vốn đạt kim ngạch lên tới gần 2,7 tỷ USD trong năm 2017. Trong khi đó, theo thống kê từ Hàn Quốc, nhập khẩu hàng may mặc của nước này đã tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2018. Đặc biệt, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh nhất, đạt 21% so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 8.2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc đã đạt 350 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ. Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo đến hết năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này sẽ đạt 1,9 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc cả năm lên 3,2 tỷ USD.
Vượt Trung Quốc, chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc
Sau 3 năm, khoảng cách thị phần hàng dệt may tại thị trường Hàn Quốc giữa Trung Quốc và Việt Nam được rút ngắn rất nhanh.
Hiện Trung Quốc và Việt Nam là hai nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc với thị phần chiếm lần lượt là 34,46% và 32,67%.
Nếu so sánh với thời điểm 3 năm trước, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này đã có sự bứt tốc rất nhanh, với khoảng cách thị phần giữa Trung Quốc và Việt Nam từ mức 40,18% và 29,52% về mức gần như ngang bằng ở thời điểm hiện tại.
Lý giải việc kim ngạch mặt hàng dệt may xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh, Bộ Công Thương cho rằng, chủ yếu do sức cạnh tranh cao của hàng may mặc Việt Nam và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Hàn Quốc tăng.
Bên cạnh đó, cũng thể không thể bỏ qua những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, với 24 dòng sản phẩm trong nhóm mặt hàng này được hưởng ưu đãi về thuế thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.
Dự báo từ nay cho đến cuối năm, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc sẽ tăng khoảng 20% so với mức thực hiện của cùng kỳ năm 2017, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2017.
Trong khi đó, theo thống kê từ Hàn Quốc, nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2018. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh nhất đạt 21,22% so với cùng kỳ năm 2017.
Hiện Việt Nam được đánh giá là nhà cung cấp hàng may mặc có lợi thế lớn nhất vào Hàn Quốc và có nhiều khả năng sẽ trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường này.