Thứ Sáu | 25/04/2014 14:24

Giá nguyên liệu - Rủi ro với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng năm 2014

Giá nguyên liệu thô tăng lại trở thành rủi ro lớn đối với các doanh nghiệp hàng tiêu dùng toàn cầu trong năm nay.
Sau năm 2013 tương đối ổn định thậm chí có xu hướng giảm, giá các nông sản như cà phê, lúa mỳ, đường bắt đầu biến động mạnh trong năm nay, buộc các doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu phải đưa ra biện pháp ứng phó tức thì.

Biểu đồ. Nguồn FT
Biểu đồ biến động giá nông sản qua các thời kỳ. Nguồn FT

Unilever dự báo, giá hàng hóa sẽ tăng xấp xỉ 2 con số trong năm nay. Để ứng phó với chi phí nguyên liệu tăng, hãng này đã tìm cách tiết giảm chi phí khác đồng thời tăng giá một số sản phẩm.

Hồi đầu tháng này, Nestlé cũng cho biết chi phí đầu vào của họ cũng tăng do giá cà phê tăng trong khi Procter & Gamble trong tuần này cũng cho các nhà đầu tư hay chi phí nguyên liệu đắt đỏ hơn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ

Cà phê là yếu tố chính dẫn đến sự biến động mạnh của giá hàng hóa. Kỳ vọng thị trường về mức độ biến động giá cà phê arabica đã tăng 112% kể từ đầu năm do hạn hán ở Brazil ảnh hưởng đến sản lượng của nước sản xuất cà phê arabica lớn nhất thế giới này.

Biến động giá một số hàng hóa chính từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2014. Nguồn FAO.
Biến động giá một số hàng hóa chính từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2014. Nguồn FAO.
Thị trường cũng lo ngại về nguồn cung lúa mỳ trong bối cảnh thời tiết mùa đông khắc nghiệt ở Mỹ và bất ổn ở Ukraine – thuộc nhóm 10 nước sản xuất lúa mỳ lớn nhất thế giới, khiến giá mặt hàng này biến động tới 51%.

Trong khi đó, giá thịt lợn cũng tăng do dịch bệnh ở Mỹ - nước xuất khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới.

Chuyên gia tại công ty tư vấn Oliver Wyman cho biết, chỉ số đo mức kỳ vọng của thị trường về biến động giá hàng hóa trong vòng 2 tháng tới dựa trên các yếu tố như quan sát cung cầu, thời tiết và yếu tố lịch sử. Kể từ đầu năm, chỉ số này tăng hơn 30%, tăng mạnh nhất kể từ năm 2010.

“Chỉ số này cho thấy giá hàng hóa năm 2014 có thể biến động mạnh hơn năm ngoái. Xu hướng tăng giá này sẽ còn tiếp diễn”, chuyên gia Ernst Frankl tại Oliver Wyman nhận định.
Giới chuyên gia cho rằng, giá nông sản tăng là do yếu tố chu kỳ và cơ cấu. Yếu tố chu kỳ ở đây như sự thay đổi thời tiết, yếu tố cơ cấu như sự gia tăng trong giao dịch hàng hóa cũng như tăng trưởng cung cầu.

sdfgsdg

Nhu cầu hàng hóa tăng kéo theo mở rộng sản xuất đến các vùng sản xuất đắt đỏ hơn trên toàn thế giới. Việc mở rộng này cùng với sự gia nhập của những thành phần thị trường mới làm tăng chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất của hàng hóa.

Nguồn Theo DVO


Sự kiện