Doanh nghiệp sản xuất lo tăng giá
Nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh này, cần cẩn trọng với quyết định tăng giá điện và cần côngkhai, minh bạch giá điện...
Theo Dự thảo của Bộ Công thương, so với năm 2011, giá bán lẻ điện đưa ra cho ngành sản xuất sẽtăng từ 2-7%. Các doanh nghiệp cho rằng, tăng giá điện trong bối cảnh hiện nay sẽ khiến doanhnghiệp thêm khó khăn.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan cho biết, mỗi tháng chi phí tiền điện của Vissankhoảng 1,5 tỉ đồng, nếu tăng giá điện thêm 5% thì chi phí tăng thêm sẽ khoảng 90 triệu đồng mỗitháng.
Còn theo ông Đặng Bá Thọ, Phó Tổng Giám đốc Công ty Dầu thực vật Cái Lân, thời điểm này sức muađang xuống rất thấp, các doanh nghiệp đang phải nỗ lực để thúc đẩy sức mua. Tăng giá điện đồngnghĩa với chi phí đầu vào tăng thêm, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ông Đặng Bá Thọ nói: "Việc tăng giá điệnnên khoảng 7%sẽ ảnh hưởng nhiều đến các côngty sản xuất thực phẩm sử dụng nhiềunăng lượng như chúng tôi. Với doanh nghiệp điều mong muốnlà yếu tố đầu vào thấp thì giá mới thấp. Ngược lại đầu vào cao thì đầu ra giá cũng cao. Doanhnghiệp muốn tồn tại thì không thể thua lỗ triền miên, bắt buộc phải tăng giá, như vậy lại thiệt chongười tiêu dùng".
Một điểm mới nữa trong biểu giá điện là lần này Bộ Công thương tách riêng ngành ximăng,sắt, thép để quy định biểu giá riêng, chứ không cho hưởng giá chung với các ngành sản xuất khác.Giá điện cho các ngành sản xuất này sẽ cao hơn từ 2%-16%. Đặc biệt, vào giờ cao điểm giá điện đượctính bằng 160%-187% giá điện bình quân, tùy theo cấp điện áp.
Ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, việc điều chỉnh tăng mạnh như vậysẽ tác động lớn đến ngành thép. Chỉ tính riêng Công ty Gang thép Thái Nguyên, nếu áp dụng theo giáđiện mới ở cấp điện áp 6-25 Kv thì sẽ phải chi thêm 2,4 tỷ đồng tiền điện. Giá thép sẽ tăng khoảng52.000 đồng mỗi tấn. Ông Phạm Chí Cường cho rằng, hiện nay nhiều doanh nghiệp ngành thép đầu tưcông nghệ hiện đại, nên cần được đối xử công bằng như các ngành sản xuất khác. Nếu tăng giá điệnthì cũng phải có lộ trình cụ thể để doanh nghiệp có sự chuẩn bị.
"Chúng tôi ủng hộ tính đủ giá điện. Ngành điện phải tính đủ giá điện thì mới có tiền đầu tư.Nhưng việc tăng giá điện không chỉ ảnh hưởng đến ngành thép mà ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.Cho nên cần có lộ trình từng bước."- Ông Phạm Chí Cường nói.
Giáo sư Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, trong lúc nước ta còn thiếuđiện thì việc điều chỉnh sử dụng điện cho công nghiệp là bước đầu tiên để quản lý hiệu quả sử dụngđiện đối với các ngành sản xuất. Những năm qua, các ngành sắt, thép, xi măng sử dụng nhiều nănglượng nhưng hiệu quả kinh tế trên 1 Kwh còn thấp so với các ngành khác. Việc tăng giá cũng như ápmức giá rất cao vào giờ cao điểm (bằng 160%-187% giá điện bình quân) là cần thiết để khuyến khíchcác hộ tiêu dùng lớn sử dụng điện hợp lý, tránh gây sự cố hư hỏng lưới điện. Thực tế, trên thếgiới, có những nước, mức chênh lệch giữa khung giờ thấp và cao điểm lên tới 3-4 lần.
Giáo sư Trần Đình Long nói: "Hiện nguồn điện giá rẻ hoặc thủy điện sử dụng gần hết. Giá đầu vàophụ thuộc giá dầu, than, phải điều chỉnh theo thị trường là điều cần thiết và xu thế hiển nhiên.Ngành điện cũng cần có lãi để tái đầu tư. Tuy nhiên, để khỏi ảnh hưởng đến từng ngành sản xuất cụthể thì cần tính toán giá cả chi tiết cho từng loại doanh nghiệp và loại hình sản xuất. Doanhnghiệp cũng phải tính toán nhu cầu sử dụng điện và % giá thành điện năng trong giá thành để có giảipháp thích hợp".
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, hiện chưa có phương án tăng giá bán lẻ điện vào thời điểm1/7 tới. Dự thảo về biểu giá bán điện mới đang đưa ra để lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chínhphủ quyết định.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, điều chỉnh giá điện, nhất là trong lĩnh vựcsản xuất có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau. Cho nên cần tính toán thận trọng và công khai, minhbạch hơn các yếu tố để quyết định điều chỉnh giá điện nhận được đồng thuận của xã hội.
Nguồn VOV News