Doanh nghiệp Mỹ kiến nghị không giảm thuế nhập khẩu giày da từ Việt Nam
Công ty giày dép Boston trên dự định sẽ đồng tổ chức một hội thảo tại Washington với các nghị sĩ Massachusetts và Maine trước vòng đàm phán thứ 14 vào tháng 9 về Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ với 8 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, có thể dẫn đến việc cắt giảm thuế quan đối với một số sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
Thuế quan có thể cắt giảm bao gồm cả thuế đối với giày thể thao sản xuất tại Việt Nam, nơi chi phí lao động và chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với Mỹ, theo Matt LeBretton, giám đốc ngoại vụ New Balance. Sau Trung Quốc, Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ hai trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, theo ông LeBretton.
Ông LeBretton cho biết hiện có 1.300 người làm giày trên khắp lãnh thổ Mỹ và không nên có những thay đổi khiến cho đời sống của những người này trở nên khó khăn vất vả hơn.
Nghị sĩ Mỹ Scott Brown (bang Massachusetts) dự kiến sẽ tham dự hội thảo và ông cho biết rất sẵn lòng được cùng với những nhà sản xuất tại Massachusetts tăng cường nhận thức về một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến nền kinh tế Massachusetts.
New Balance có trụ sở đặt tại Boston, phát triển thành công ty chuyên sản xuất giày vào những năm 1970 và cho đến nay dã trở thành một công ty đi đầu về các sản phẩm thể thao. Các nhãn hiệu sản phẩm bao gồm: New Balance, Dunham, PF Flyers, Aravon, Warrior và Brine.
New Balance là công ty duy nhất trong lĩnh vực giày thể thao vẫn đang sản xuất tại Mỹ và muốn mở rộng hoạt động sản xuất trong nước, nơi chi phí sản xuất cao hơn các quốc gia khác.
Khoảng 7 triệu đôi giày của New Balance được sản xuất hàng năm tại các nhà máy sản xuất ở Boston, Lawrence và Maine, chiếm 25% doanh số bán Bắc Mỹ, phần còn lại sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia.
Nguồn ITPC