Chủ Nhật | 01/04/2012 15:12
Điểm tin kinh tế vĩ mô trong tuần
Tăng trưởng kinh tế quý I khoảng 4%, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng thấp nhất nhiều năm qua, số doanh nghiệp giải thể cũng tăng mạnh.
Kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế quý I/2012 khoảng 4%, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I năm nay chỉ tăng 4,1%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Trong quý I, khoảng 12.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, có 2.217 doanh nghiệp giải thể, 9.726 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn.
Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu quý I của các doanh nghiệp có vốn trong nước chỉ đạt 8,98 tỷ USD, tương đương cùng kỳ 2011. Tỷ lệ tăng trưởng trong 3 tháng qua hoàn toàn dựa vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo phản ánh của các hiệp hội ngành hàng, tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến tiêu thụ hàng hóa trì trệ, đơn hàng giảm sút. Nhiều hiệp hội khác cũng kiến nghị giảm lãi suất cho vay vì nhiều doanh nghiệp hiện không tiếp cận được vốn, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 3 diễn ra từ 21/5 đến 22/6, Quốc hội sẽ dành cả ngày đầu tiên để thảo luận tại hội trường về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có những vấn đề rất lớn liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư công và hệ thống ngân hàng.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ khuyến khích tư nhân chế biến xuất khẩu thủy sản. Vùng nguyên liệu sản xuất tập trung thuộc các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, đầu tư cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp tại Cần Thơ.
Nhiều tập đoàn lớn mắc kẹt với chứng khoán, bất động sản. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện còn gần 3.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản... Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Sông Đà hiện cũng còn khoản đầu tư ngoài ngành hàng nghìn tỷ đồng.
Tinh kinh tế đầu tư
Nhật Bản tiếp tục viện trợ 1,64 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam, đưa tổng cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2011 lên cao nhất 20 năm. Khoản vốn vay này được tài trợ cho 8 chương trình, trong đó chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng.
Amata (tập đoàn chuyên phát triển hạ tầng của Thái Lan) cho biết muốn xây khu đô thị công nghiệp 20 tỷ USD tại Đồng Nai, trên diện tích dự kiến 1.300 ha.
Hãng dược phẩm Indonesia PT Kimia Farma muốn mở rộng hoạt động sang Việt Nam. Chủ tịch công ty dược phẩm quốc doanh Indonesia PT Kimia Farma cho biết công ty sẽ sớm bắt đầu đàm phán với nhiều công ty Việt Nam khác nhau.
Việt Nam - Trung Quốc ký hiệp định xây cầu Bắc Luân 2, cây cầu nối Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam với Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc, dự kiến khởi công trong 2012.
Tăng trưởng kinh tế quý I/2012 khoảng 4%, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I năm nay chỉ tăng 4,1%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Trong quý I, khoảng 12.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, có 2.217 doanh nghiệp giải thể, 9.726 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn.
Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu quý I của các doanh nghiệp có vốn trong nước chỉ đạt 8,98 tỷ USD, tương đương cùng kỳ 2011. Tỷ lệ tăng trưởng trong 3 tháng qua hoàn toàn dựa vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo phản ánh của các hiệp hội ngành hàng, tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến tiêu thụ hàng hóa trì trệ, đơn hàng giảm sút. Nhiều hiệp hội khác cũng kiến nghị giảm lãi suất cho vay vì nhiều doanh nghiệp hiện không tiếp cận được vốn, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 3 diễn ra từ 21/5 đến 22/6, Quốc hội sẽ dành cả ngày đầu tiên để thảo luận tại hội trường về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có những vấn đề rất lớn liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư công và hệ thống ngân hàng.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ khuyến khích tư nhân chế biến xuất khẩu thủy sản. Vùng nguyên liệu sản xuất tập trung thuộc các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, đầu tư cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp tại Cần Thơ.
Nhiều tập đoàn lớn mắc kẹt với chứng khoán, bất động sản. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện còn gần 3.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản... Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Sông Đà hiện cũng còn khoản đầu tư ngoài ngành hàng nghìn tỷ đồng.
Tinh kinh tế đầu tư
Nhật Bản tiếp tục viện trợ 1,64 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam, đưa tổng cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2011 lên cao nhất 20 năm. Khoản vốn vay này được tài trợ cho 8 chương trình, trong đó chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng.
Amata (tập đoàn chuyên phát triển hạ tầng của Thái Lan) cho biết muốn xây khu đô thị công nghiệp 20 tỷ USD tại Đồng Nai, trên diện tích dự kiến 1.300 ha.
Hãng dược phẩm Indonesia PT Kimia Farma muốn mở rộng hoạt động sang Việt Nam. Chủ tịch công ty dược phẩm quốc doanh Indonesia PT Kimia Farma cho biết công ty sẽ sớm bắt đầu đàm phán với nhiều công ty Việt Nam khác nhau.
Việt Nam - Trung Quốc ký hiệp định xây cầu Bắc Luân 2, cây cầu nối Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam với Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc, dự kiến khởi công trong 2012.
Nguồn DVT