Dệt may đang duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: Quý Hòa

 
Thái Bình Thứ Tư | 08/08/2018 14:18

Dệt may đang tiến gần mục tiêu xuất khẩu 34 tỷ USD

Kết quả kinh doanh quý II/2018 của doanh nghiệp trên sàn vẫn đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Dệt may Việt Nam giữa xung đột thương mại Trung – Mỹ

Dệt may thế giới chững lại, Việt Nam tăng mạnh


Năm nay, ngành dệt may tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Đứng đầu là Dệt may Hòa Thọ với lợi nhuận đạt 55 tỷ đồng, tăng 329% so cùng kỳ năm 2017. Tiếp đến là Sợi Thế Kỷ với lợi nhuận nửa đầu năm 2018 đạt 96 tỷ đồng, tăng trưởng 75%. Tập đoàn Dệt may báo lãi 6 tháng đầu năm trên 480 tỷ đồng, tăng 51% so cùng kỳ năm 2017. May Việt Tiến cũng báo lãi nửa đầu năm 223,5 tỷ đồng, tăng 21%.

Đủ đơn hàng sang quý III

Hiện hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã có đủ đơn hàng xuất khẩu sang quý III, bất chấp những khó khăn đưa ra hồi đầu năm.

Thực tế trên cộng với kim ngạch xuất khẩu trong quý I đạt gần 8 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2017 đang cho thấy bức tranh khá lạc quan cho ngành dệt may. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của tình hình thế giới, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải chủ động nhiều phương án để tránh rơi vào tình trạng bị động trong thời gian tới.

Những tín hiệu khả quan từ các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là CPTPP chính thức được ký kế đã tác động đáng kể đến xuất khẩu dệt may năm nay với dự báo sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng ở hai con số.

Tuy nhiên, với một ngành còn phụ thuộc quá lớn vào lực lượng lao động thì chỉ đơn vị nào giữ được ổn định và nâng cao chất lượng nhân công khi đó mới có thể nói đến những mục tiêu xa hơn.

Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất (chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam) trong quí I-2018 ước đạt 25,29 tỉ USD, tăng 4,15% so với cùng kỳ 2017 (quí I-2017 giảm 3,89% so với cùng kỳ 2016). Trong đó, nhập từ Việt Nam khoảng 3,136 tỉ đô la, tăng 13,21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác, theo các doanh nghiệp, việc Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc thời gian gần đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới bức tranh thương mại dệt may thế giới trong năm 2018. Nếu như hàng từ Trung Quốc bị Mỹ đưa vào “tầm ngắm” thì các nước đang trực tiếp cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường Mỹ sẽ được hưởng lợi, trong đó Việt Nam được đánh giá có nhiều lợi thế khi đã chọn hướng khai thác sâu phân khúc sản phẩm giá trị cao.

Còn đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu, những số liệu gần đây cho thấy đồng euro tăng giá, tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp… Theo Vitas, thị trường EU trong quí đầu năm nay nhập khẩu khoảng 1,125 tỉ USD giá trị hàng may mặc Việt Nam, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Det may dang tien gan muc tieu xuat khau 34 ty USD
 

Sẽ đạt mục tiêu 34 tỷ USD?

Tại Diễn đàn Dệt May Việt Nam lần thứ IV-năm 2018, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, mặc dù không có TPP nhưng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) mới mà Việt Nam đã ký và đang đàm phán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may Việt Nam. Trong giai đoạn 2018-2022, thuế xuất khẩu của một số sản phẩm sẽ giảm xuống mức 0%, tạo nhiều cơ hội mới cho việc gia tăng giá trị xuất khẩu và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, chi phí lao động cạnh tranh và các chính sách ưu đãi trong nước tiếp tục giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư dệt may trong những năm gần đây. 

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam đã có đột phá trong năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng nhanh này dự kiến tiếp tục duy trì trong năm 2018 với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,34 tỷ USD.

Ngoài việc ổn định các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam cũng đã phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới nổi như, Trung Quốc, Nga và Campuchia.