Một chiến dịch truyền thông chỉ đóng góp 4,5% vào mức tăng doanh số của một thương hiệu nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Ảnh: Quý Hòa
Đầu tư cho quảng cáo truyền thông ước đạt 68.000 tỷ đồng
→Thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi
→Người tiêu dùng Việt thuộc top lạc quan nhất toàn cầu
Quảng bá và truyền thông mang lại lợi ích gì?
Các nghiên cứu toàn cầu của Kantar Worldpanel nhằm tách bạch tác động của truyền thông đối với thương hiệu cho thấy, trung bình, một chiến dịch truyền thông chỉ đóng góp 4,5% vào mức tăng doanh số của một thương hiệu nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong thời gian diễn ra chiến dịch. Nhưng ngân sách truyền thông chỉ là một nửa vấn đề.
Để có hiệu quả từ đầu tư truyền thông cần một kế hoạch kỹ lưỡng và đối tượng tiếp thị rõ ràng, đó có thể là người mua tiềm năng mới hoặc người mua hiện tại mà chúng ta muốn gia tăng lòng trung thành.
Market Insight Seires đã cung cấp những kết quả và nhận định về thói quen sử dụng các kênh truyền thông của người quyết định mua sắm chính cho các sản phẩm FMCG trong các hộ gia đình Việt, theo từng vùng miền chính để hiểu rõ hơn đâu là kênh tiếp cận phù hợp và có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ.
Ngoài việc xác định đối tượng tiếp thị theo nhân khẩu học, họ đã chỉ ra vì sao việc kết hợp hành vi sử dụng truyền thông với dữ liệu mua sắm thực tế sẽ giúp các công ty lên chiến lược Marketing hiệu quả hơn đồng thời gia tăng hiệu suất đầu tư truyền thông.
Tiếp cận thông qua hành vi mua sắm
Một thử thách lớn trong việc xác định đối tượng truyền thông mục tiêu dựa theo nhân khẩu học là chúng ta không biết được họ có phải là người mua hàng mục tiêu hay không. Chúng ta giả định rằng những người có đặc điểm nhân khẩu học tương tự nhau sẽ có hành vi và ý thích tương tự nhau khi đưa ra quyết định mua sắm, nhưng giả định này có luôn chính xác? Câu trả lời là không. Và điều này cũng đúng với thói quen tiếp cận truyền thông của họ.
Có bao nhiêu trong số những người bạn tiếp cận qua truyền thông thực sự mua sản phẩm của bạn?
Bằng cách kết hợp hành vi mua sắm với thói quen sử dụng truyền thông, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những khác biệt chính trong thói quen của mục tiêu tiếp thị và tiếp cận họ hiệu quả hơn.
Việc phân tích các nhóm người tiêu dùng thông qua hành vi mua sắm của họ sẽ giúp đầu tư hiệu quả hơn. Một số trường hợp như người mua sắm mua ngành hàng nhưng chưa mua thương hiệu của bạn, hoặc gần đây chuyển từ thương hiệu của bạn sang thương hiệu của đối thủ.
Hãy cùng nhìn vào một trong những ngành hàng lớn nhất FMCG ở 4 thành phố Việt Nam.
Với độ phủ hơn 95% và là nhu cầu thiết yếu của mọi nhà, có thể xem tất cả những người quyết định mua sắm chính đều là mục tiêu của bất kỳ thương hiệu nào trong ngành hàng này.
Nhiều thương hiệu vì thế tăng cường đầu tư và tập trung vào việc tiếp cận càng nhiều người càng tốt nên nhớ rằng, ti vi vẫn là kênh truyền thông hiệu quả nhất để tiếp cận diện rộng ở khu vực Thành thị 4 thành phố...
Bằng cách nhìn vào nhóm người mua trung thành với phân khúc cao cấp trong ngành hàng nhưng không chọn mua một “thương hiệu X” cụ thể, chúng ta có thể thấy rằng kênh trực tuyến đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong việc đảm bảo đầu tư truyền thông đạt hiệu quả.
Đối với nhóm mục tiêu này, kênh trực tuyến phổ biến hơn cả về độ phủ lẫn tần suất sử dụng. Vì thế, “thương hiệu X” này nhiều khả năng hơn trong việc tiếp cận được đối tượng mục tiêu bằng cách chuyển sang đầu tư nhiều hơn vào kênh trực tuyến.
Ngoài ra, các thương hiệu cũng cần hiểu rõ những loại hình web nào đối tượng mục tiêu hay ghé thăm, và tập trung vào một số trang chính yếu. Đồng thời, nếu cắt giảm đầu tư cho ti vi, cần cân nhắc những kênh ti vi và khung giờ nào có thể cắt giảm để chuyển sang đầu tư những kênh truyền thông khác, nhưng vẫn giữ được những khung giờ vàng trên ti vi.