CPI tháng 5 của TPHCM bất ngờ tăng trở lại
Một số tình hình cụ thể về biến động giá của các mặt hàng trong tháng như sau:
Giá lương thực đổi xu hướng quay đầu tăng với mức tăng nhẹ 0,03%, trong khi tháng 4 giảm 0,52% so tháng 3, do cầu xuất khẩu gạo đã bắt đầu tăng (số liệu ước tính xuất khẩu gạo 5 tháng tăng 74%).
Giá thực phẩm tăng 1,41% so tháng trước với một số mặt hàng chính tăng giá như sau: thịt heo tăng 2,54%; gia cầm tăng 0,5%; thịt chế biến tăng 0,82%; thủy sản chế biến tăng 1,05%; rau cải các loại tăng 6,71%; trái cây tăng 2,56%; sữa bơ phomát tăng 1,28%; bánh mứt kẹo tăng 0,29%. Các mặt hàng giảm giá có: thịt bò (-1,31%); trứng các loại (-1,09%); thủy sản tươi sống (-0,42%).
Nhóm ăn uống ngòai gia đình so tháng trước không biến động.
Nhóm nhà ở điện nước chất đốt VLXD tăng 0,38% chủ yếu do một số mặt hàng vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch lát nền tăng nhẹ từ 0,5-3% tùy loại.
Nhóm giao thông: tăng 0,19%, chủ yếu do ảnh hưởng giá nhiên liệu tăng 0,33% so tháng trước, giá cước tàu hỏa tăng 0,13% do ảnh hưởng đi lại dịp lễ.
Nhóm văn hóa, giải trí du lịch tăng 0,15% (tháng trước giảm 0,2%), trong đó tour du lịch trọn gói tăng 0,32% (tháng trước giảm 0,29%), hoa cây cảnh tăng 0,4%.
So với tháng 5/2013, chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng tăng 5,04%; trong đó giáo dục là nhóm hàng tăng cao nhất do ảnh huởng điều chỉnh mức tăng học phí vào tháng 9/2013.
So với tháng 12/2013, chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 0,51%. Trong đó 2 nhóm tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn tăng 1,01%; nhóm giao thông tăng 2,19%.
Chỉ số giá bình quân 5 tháng đầu năm 2014 tăng 4,65% so với bình quân cùng kỳ năm 2013.
Nguồn Theo DVO