Chủ Nhật | 29/04/2012 08:42

Cổ phiếu khoáng sản và cao su tăng mạnh nhất trên HSX tuần qua

Giao dịch tuần này giảm khoảng 30% so với tuần trước do trong tuần trước, STB được thỏa thuận khối lượng lớn.
Tuần 23/4-27/4, VN-Index tăng hơn 1,8% lên 473,8 điểm, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá trị giao dịch trung bình 1.345 tỷ đồng, tương ứng trung bình 85 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. So với tuần trước, giá trị giao dịch giảm 32% trong khi khối lượng giao dịch giảm 29%.

BAS là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong tuần qua. Trong 5 phiên tăng trần, tuy giá cổ phiếu chỉ tăng 500 đồng nhưng tỷ lệ tăng giá lên tới 56% do giá cổ phiếu thấp. BAS đã có phiên thứ 6 liên tiếp tăng trần. Cổ phiếu này sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc kể từ ngày 3/5, do thua lỗ 3 năm liên tiếp.

CSM sau khi giảm sàn 2 phiên cuối tuần trước, tăng trần trọn vẹn tuần này, tương ứng 26,6%, đóng cửa tại 23.300 đồng. Cổ phiếu cao su khác là SRC, tăng giá gần 26%, đóng cửa tại 17.000 đồng. Cao su Đà Nẵng DRC tăng 25,5%.

Nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong tuần qua là các mã khoáng sản. Trong đó, KSA tăng 26%. Tính trong 17 phiên gầy đây, KSA đã tăng trần trong 14 phiên, tương ứng gần 82%. Với BMC, tính từ cuối tháng 3 đến nay, mã này chỉ có 1 phiên giảm giá, còn lại đều là các phiên tăng. Trong 17 phiên gầy đây, BMC tăng trần trong 15 phiên.

Trong 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất chỉ có 2 mã khoáng sản, nhưng các cổ phiếu khác như KSH, KSS, KTB đều tăng trần trong cả 5 phiên, và tăng trưởng trên 25%. KSH tăng trần 12/13 phiên gầt đây. KSS có tròn 10 phiên giao dịch liên tiếp tăng trần, tuy 2 phiên cuối tuần trước giao dịch đột biến nhưng giá cổ phiếu chưa có dấu hiệu giảm.

KTB có 9/10 phiên gần nhất tăng trần. Trong phiên cuối tuần, KTB giao dịch hơn 4 triệu cổ phiếu, gấp 3 lần khối lượng giao dịch trung bình. BGM và LBM có 4 phiên tăng trần.

Một số cổ phiếu tăng giá trên 25% trong tuần qua là VNE, POM, HSG, FBT.

Nhóm các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất, dẫn đầu là STG, với cả 5 phiên giảm sàn nhưng khối lượng giao dịch thấp. 2 phiên đầu tuần, cổ phiếu này chỉ khớp lệnh 10 đơn vị. VNS giảm giá trong cả 5 phiên (hơn 14%) xuống 23.600 đồng.

Các mã tăng giá mạnh nhất

Các mã giảm giá mạnh nhất

BAS
1.400
55,56%

STG
21.500
21,82%
CSM
23.300
26,63%

TIP
34.100
14,96%
KSA
20.200
26,25%

VNS
23.600
14,18%
SRC
17.000
25,93%

VNI
6.000
11,76%
BMC
63.500
25,74%

NHW
9.400
8,74%

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 2,7% trong tuần vừa rồi, đóng cửa phiên cuối tuần sát 80 điểm. Trung bình một phiên, có hơn 70 triệu cổ phiếu được giao dịch, giá trị 735 tỷ đồng. So với tuần giao dịch trước đó, khối lượng trung bình giảm 29%, giá trị trung bình giảm 32%.

CAP tăng trần trong cả 5 phiên, tương ứng hơn 39%, lên giá 37.400 đồng. Trước đó, có thông tin về việc trả cổ tức tỷ lệ 52% bằng tiền của CAP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/5.

VIX có 15 phiên liên tiếp tăng trần, tương ứng 136%. Trong tuần qua, cổ phiếu này tăng giá 38%. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của VIX thấp, trung bình khoản 20 nghìn cổ phiếu/ phiên. Ngày 25/4, VIX được giao dịch thỏa thuận 2,7 triệu cổ phiếu.

PVV tăng trần trong 4 phiên đầu tiên nhưng phiên cuối tuần chỉ còn tăng 4,6%. Tăng trưởng cả tuần gần 34%. Trong phiên giao dịch cuối tuần, khối lượng khớp lệnh là 1,3 triệu đơn vị, gấp 4 lần khối lượng giao dịch trung bình trước đó.

Cổ phiếu khoáng sản, BKC tăng hơn 31%. HGM tăng gần 30%. CMI 2 phiên đầu tuần giảm nhẹ nhưng tăng trần trong cả 3 phiên còn lại. Riêng phiên cuối tuần, mã này dư mua giá trần hơn 3 triệu cổ phiếu.

Nhóm các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất hầu như không có giao dịch, VC3, CTV, BXH, MHL giao dịch trung bình 1-2 nghìn cổ phiếu/ phiên. Chỉ có PHS khớp lệnh trung bình 30 nghìn cổ phiếu/ phiên, giảm giá 16%.

Các mã tăng giá mạnh nhất

Các mã giảm giá mạnh nhất

CAP
37.400
39,03%

VC3
20.200
19,20%
VIX
14.200
37,62%

CTV
4.300
18,87%
SDE
8.100
35,00%

BXH
9.700
18,49%
PVV
9.100
33,82%

MHL
5.800
17,14%
BKC
15.900
31,40%

PHS
4.100
16,33%

Nguồn DVT


Sự kiện