Thứ Hai | 21/04/2014 07:37
Chứng khoán còn khó khăn đến hết tháng 5
Theo giới phân tích, đà giảm điểm tuần qua do áp lực giải chấp margin và phải hết tháng 5, chứng khoán mới thực sự qua giai đoạn khó khăn.
Kết thúc tuần giao dịch thứ 3 của tháng Tư, Vn-Index mất 14,98 điểm, lùi về 565,33 điểm – thấp nhất từ 12/2. Chuỗi giảm điểm xuất hiện từ 10/4 và kéo dài 5 phiên liên tiếp, từng có lúc mất tới 11,8 điểm.
Kịch bản này cũng diễn ra tại sàn Hà Nội và kéo HNX-Index trong phiên cuối tuần về 80,58 điểm – thấp nhất kể từ 4/3. Hàng loạt cổ phiếu trên hai sàn giảm giá và chịu áp lực bán mạnh, chủ yếu ở những mã giá rẻ và từng tăng nóng một thời như FLC, PVX, SHN. Ngay cả những mã vốn được giới đầu tư quan tâm và giao dịch nhiều như SHB, KLS cũng chịu áp lực bán và giảm giá.
Nếu trong 3 tháng đầu năm, nhóm cổ phiếu chứng khoán từng tạo cơn sốt và dẫn dắt thị trường duy trì sắc xanh thì nay lại dần đuối sức. Đóng cửa phiên 18/4, một loạt cổ phiếu của các công ty chứng khoán nằm trong top 10 thị phần môi giới như SSI, HCM, VND, KLS, SHS đồng loạt giảm 10-18% so với một tuần trước đó. Riêng HCM, SHS còn chạm sàn trong phiên chốt tuần.
Anh Minh – một nhà đầu tư bám sàn tại Hà Nội cho biết khá lo lắng trước chuỗi giảm điểm liên tục từ đầu tháng Tư đến nay.
“Nhiều nhà đầu tư mới gia nhập thị trường từ sau Tết Âm lịch, khi lãi suất giảm mạnh còn chứng khoán tăng. Đa phần những người này từng gặp thất bại trên thị trường trong giai đoạn trước. Nhưng từ khi quay lại họ cũng chưa lãi được mấy, có lẽ đã trả lại hết trong hai đợt điều chỉnh vừa rồi”, nhà đầu tư này chia sẻ.
Đợt điều chỉnh vừa qua cũng diễn ra đúng vào dịp xét xử bầu Kiên sau gần hai năm có lệnh bắt giam. Trùng hợp này khiến không ít nhà đầu tư nhớ về thời điểm 21/8/2012 khi thị trường mất trên 20 điểm chỉ trong một ngày và cho rằng đây cũng là nhân tố khiến chứng khoán đồng loạt giảm lần này.
Trao đổi với VnExpress, giám đốc phân tích một công ty chứng khoán trong top 10 thị phần môi giới tại Hà Nội đồng tình chuyện bầu Kiên được đưa ra xét xử phần nào gây ảnh hưởng, khiến thị trường nối dài những phiên giảm gần đây. “Không ai biết vụ án sẽ mở rộng đến đâu, các bị can sẽ khai báo điều gì hoặc những đơn vị nào có thể bị liên quan tiếp theo khiến nhiều người thuộc hàng ‘tay to’ cầm cổ phiếu phải rút sớm”, vị này cho hay.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến cả hai sàn rơi vào tình trạng điều chỉnh suốt hơn một tuần là đợt giải chấp margin từ các công ty chứng khoán, tạo nguồn cung lớn trên thị trường với giá rẻ. Trong khi đó các thông tin vĩ mô chưa mang lại tín hiệu tích cực mới, tin tức về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã công bố từ vài tuần trước giờ không còn tác động hỗ trợ. Do vậy, giai đoạn này, đa phần các nhà đầu tư còn lại chỉ đang chờ chực chốt lời, ông nhấn mạnh thêm.
Cũng chung quan điểm trên, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc bộ phận Chiến lược thị trường tại Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định ở vùng kháng cự, những cổ phiếu trong diện giải chấp margin không hấp thụ hết tạo ra lượng cung khá lớn. Hầu hết số này tập trung ở nhóm cổ phiếu giá thấp và từng tăng nóng trong thời gian trước.
Theo quan sát của chuyên gia này, đợt giảm tuần qua trên hai sàn phần nào có nét tương đồng với nhịp điều chỉnh ngày đầu tháng Tư, khi Vn-Index để rơi 7,72 điểm còn HNX-Index mất 2,95 điểm. “Thực ra chuỗi giảm hôm đầu tháng Tư đã bắt đầu từ ngày 25/3 trước đó. Hai lần điều chỉnh này đều giống nhau ở chỗ lực cung quá cao. Sau 3 tháng thị trường tăng điểm liên tiếp, các công ty chứng khoán đẩy mạnh cho vay margin. Khi thị trường tạo đỉnh, một lượng chốt lời lớn kích hoạt dẫn đến đảo chiều”, chuyên gia chiến lược thị trường của MBS phân tích.
Ông Sơn cũng nhận định hiện thời xu hướng tăng ngắn hạn của Vn-Index đã bị gãy và đang trong giai đoạn tạo đáy. “Phải chờ tín hiệu điều chỉnh xong mới tạo ra mức cân bằng mới. Khi giá cổ phiếu về lại trạng thái hợp lý, lực cầu mới sẽ xuất hiện và thay máu cho toàn thị trường. Có lẽ phải hết tháng 4, cuối tháng 5 thì quá trình này mới hoàn thiện”, ông Sơn nói thêm.
Theo phân tích từ chuyên gia này, tháng 4 là thời điểm doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh và có thể “không đạt như kỳ vọng, gây tác động đến quyết định đầu tư”. Còn tháng 5 lại vào giai đoạn họp Quốc hội, thông thường thị trường chứng khoán giao dịch không mấy tích cực trong những vùng thông tin thế này. Như vậy, lập luận của ông Sơn cho thấy phải tới đầu tháng 6, một xu hướng tăng mới có thể tạo ra.
Một số chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) cũng đánh giá chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn có mức rủi ro rất cao. Giữa bối cảnh thiếu vắng những thông tin hỗ trợ tác động trực tiếp lên thị trường, việc sụt giảm nhanh, mạnh của giá cổ phiếu trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến giải chấp margin. Như vậy, các chỉ số chứng khoán còn có thể tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn, nhóm phân tích của FPTS chia sẻ.
Dù vậy, so với những năm trước, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan và khẳng định “đáy của thị trường năm 2014 vẫn sẽ cao hơn”. Trong đó, Giám đốc chiến lược thị trường MSB - Trần Hoàng Sơn dự đoán “mức thấp nhất của Vn-Index trong năm nay có thể chỉ đến 550 điểm. Sau đợt điều chỉnh này, thị trường có thể tích lũy đi ngang và bắt đầu phục hồi”.
Không đưa ra con số cụ thể về đáy thị trường, nhưng giám đốc phân tích một công ty chứng khoán top 10 thị phần môi giới chia sẻ “mốc 550-560 điểm nhiều khả năng là vùng hỗ trợ, các phiên tiếp theo có thể dao động trong khoảng này và tiến lên 610 điểm”. Một trong những yếu tố hỗ trợ là việc dòng vốn ngoại đang trở lại thị trường Việt Nam.
Hai tuần đầu tháng Tư, những nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 13 triệu cổ phiếu trên hai sàn, trị giá gần 230 tỷ đồng sau một tháng liên tục bán ròng. “Đây có thể là những cơ hội cuối cùng của năm nay để các nhà đầu tư nội tích lũy cổ phiếu có cơ bản tốt và nắm giữ trong trung, dài hạn”, vị giám đốc này nói thêm.
Kịch bản này cũng diễn ra tại sàn Hà Nội và kéo HNX-Index trong phiên cuối tuần về 80,58 điểm – thấp nhất kể từ 4/3. Hàng loạt cổ phiếu trên hai sàn giảm giá và chịu áp lực bán mạnh, chủ yếu ở những mã giá rẻ và từng tăng nóng một thời như FLC, PVX, SHN. Ngay cả những mã vốn được giới đầu tư quan tâm và giao dịch nhiều như SHB, KLS cũng chịu áp lực bán và giảm giá.
Nếu trong 3 tháng đầu năm, nhóm cổ phiếu chứng khoán từng tạo cơn sốt và dẫn dắt thị trường duy trì sắc xanh thì nay lại dần đuối sức. Đóng cửa phiên 18/4, một loạt cổ phiếu của các công ty chứng khoán nằm trong top 10 thị phần môi giới như SSI, HCM, VND, KLS, SHS đồng loạt giảm 10-18% so với một tuần trước đó. Riêng HCM, SHS còn chạm sàn trong phiên chốt tuần.
Anh Minh – một nhà đầu tư bám sàn tại Hà Nội cho biết khá lo lắng trước chuỗi giảm điểm liên tục từ đầu tháng Tư đến nay.
“Nhiều nhà đầu tư mới gia nhập thị trường từ sau Tết Âm lịch, khi lãi suất giảm mạnh còn chứng khoán tăng. Đa phần những người này từng gặp thất bại trên thị trường trong giai đoạn trước. Nhưng từ khi quay lại họ cũng chưa lãi được mấy, có lẽ đã trả lại hết trong hai đợt điều chỉnh vừa rồi”, nhà đầu tư này chia sẻ.
Đợt điều chỉnh vừa qua cũng diễn ra đúng vào dịp xét xử bầu Kiên sau gần hai năm có lệnh bắt giam. Trùng hợp này khiến không ít nhà đầu tư nhớ về thời điểm 21/8/2012 khi thị trường mất trên 20 điểm chỉ trong một ngày và cho rằng đây cũng là nhân tố khiến chứng khoán đồng loạt giảm lần này.
Trao đổi với VnExpress, giám đốc phân tích một công ty chứng khoán trong top 10 thị phần môi giới tại Hà Nội đồng tình chuyện bầu Kiên được đưa ra xét xử phần nào gây ảnh hưởng, khiến thị trường nối dài những phiên giảm gần đây. “Không ai biết vụ án sẽ mở rộng đến đâu, các bị can sẽ khai báo điều gì hoặc những đơn vị nào có thể bị liên quan tiếp theo khiến nhiều người thuộc hàng ‘tay to’ cầm cổ phiếu phải rút sớm”, vị này cho hay.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến cả hai sàn rơi vào tình trạng điều chỉnh suốt hơn một tuần là đợt giải chấp margin từ các công ty chứng khoán, tạo nguồn cung lớn trên thị trường với giá rẻ. Trong khi đó các thông tin vĩ mô chưa mang lại tín hiệu tích cực mới, tin tức về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã công bố từ vài tuần trước giờ không còn tác động hỗ trợ. Do vậy, giai đoạn này, đa phần các nhà đầu tư còn lại chỉ đang chờ chực chốt lời, ông nhấn mạnh thêm.
Cũng chung quan điểm trên, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc bộ phận Chiến lược thị trường tại Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định ở vùng kháng cự, những cổ phiếu trong diện giải chấp margin không hấp thụ hết tạo ra lượng cung khá lớn. Hầu hết số này tập trung ở nhóm cổ phiếu giá thấp và từng tăng nóng trong thời gian trước.
Theo quan sát của chuyên gia này, đợt giảm tuần qua trên hai sàn phần nào có nét tương đồng với nhịp điều chỉnh ngày đầu tháng Tư, khi Vn-Index để rơi 7,72 điểm còn HNX-Index mất 2,95 điểm. “Thực ra chuỗi giảm hôm đầu tháng Tư đã bắt đầu từ ngày 25/3 trước đó. Hai lần điều chỉnh này đều giống nhau ở chỗ lực cung quá cao. Sau 3 tháng thị trường tăng điểm liên tiếp, các công ty chứng khoán đẩy mạnh cho vay margin. Khi thị trường tạo đỉnh, một lượng chốt lời lớn kích hoạt dẫn đến đảo chiều”, chuyên gia chiến lược thị trường của MBS phân tích.
Ông Sơn cũng nhận định hiện thời xu hướng tăng ngắn hạn của Vn-Index đã bị gãy và đang trong giai đoạn tạo đáy. “Phải chờ tín hiệu điều chỉnh xong mới tạo ra mức cân bằng mới. Khi giá cổ phiếu về lại trạng thái hợp lý, lực cầu mới sẽ xuất hiện và thay máu cho toàn thị trường. Có lẽ phải hết tháng 4, cuối tháng 5 thì quá trình này mới hoàn thiện”, ông Sơn nói thêm.
Theo phân tích từ chuyên gia này, tháng 4 là thời điểm doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh và có thể “không đạt như kỳ vọng, gây tác động đến quyết định đầu tư”. Còn tháng 5 lại vào giai đoạn họp Quốc hội, thông thường thị trường chứng khoán giao dịch không mấy tích cực trong những vùng thông tin thế này. Như vậy, lập luận của ông Sơn cho thấy phải tới đầu tháng 6, một xu hướng tăng mới có thể tạo ra.
Một số chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) cũng đánh giá chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn có mức rủi ro rất cao. Giữa bối cảnh thiếu vắng những thông tin hỗ trợ tác động trực tiếp lên thị trường, việc sụt giảm nhanh, mạnh của giá cổ phiếu trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến giải chấp margin. Như vậy, các chỉ số chứng khoán còn có thể tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn, nhóm phân tích của FPTS chia sẻ.
Dù vậy, so với những năm trước, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan và khẳng định “đáy của thị trường năm 2014 vẫn sẽ cao hơn”. Trong đó, Giám đốc chiến lược thị trường MSB - Trần Hoàng Sơn dự đoán “mức thấp nhất của Vn-Index trong năm nay có thể chỉ đến 550 điểm. Sau đợt điều chỉnh này, thị trường có thể tích lũy đi ngang và bắt đầu phục hồi”.
Không đưa ra con số cụ thể về đáy thị trường, nhưng giám đốc phân tích một công ty chứng khoán top 10 thị phần môi giới chia sẻ “mốc 550-560 điểm nhiều khả năng là vùng hỗ trợ, các phiên tiếp theo có thể dao động trong khoảng này và tiến lên 610 điểm”. Một trong những yếu tố hỗ trợ là việc dòng vốn ngoại đang trở lại thị trường Việt Nam.
Hai tuần đầu tháng Tư, những nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 13 triệu cổ phiếu trên hai sàn, trị giá gần 230 tỷ đồng sau một tháng liên tục bán ròng. “Đây có thể là những cơ hội cuối cùng của năm nay để các nhà đầu tư nội tích lũy cổ phiếu có cơ bản tốt và nắm giữ trong trung, dài hạn”, vị giám đốc này nói thêm.
Nguồn VnExpress